Mẫu hợp đồng mượn nhà làm trụ sở, văn phòng công ty mới nhất 2023 như thế nào? Tải mẫu hợp đồng mượn nhà về ở đâu?
Mẫu hợp đồng mượn nhà làm trụ sở, văn phòng công ty mới nhất 2023 như thế nào? Tải mẫu hợp đồng mượn nhà về ở đâu?
Giống như hợp đồng thuê nhà, khi hai bên muốn mượn nhà để làm trụ sở, văn phòng công ty… thì cần phải lập thành văn bản.
Dưới đây là mẫu hợp đồng mượn nhà mới nhất 2023:
Tải về mẫu hợp đồng mượn nhà mới nhất 2023 tại đây.
Mẫu hợp đồng mượn nhà làm trụ sở, văn phòng công ty mới nhất 2023 như thế nào? Tải mẫu hợp đồng mượn nhà về ở đâu? (Hình từ internet)
Hợp đồng mượn nhà có những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014, cũng giống các loại hợp đồng về nhà ở khác, hợp đồng mượn nhà phải được lập thành văn bản theo quy định. Cụ thể bắt buộc phải có các nội dung sau đây:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
- Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
- Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Hợp đồng cho mượn nhà ở có bắt buộc phải công chứng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:
Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hợp đồng cho mượn nhà ở không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Bên mượn nhà ở có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 496, Điều 497 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mượn nhà ở như sau:
- Quyền của bên mượn nhà ở:
+ Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
+ Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
+ Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.
- Nghĩa vụ của bên mượn nhà ở:
+ Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
+ Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
+ Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
+ Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
+ Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?