Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được quy định như thế nào? Hướng dẫn cách ghi Mẫu giấy đề nghị tạm ứng?
- Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được quy định như thế nào?
- Hướng dẫn cách ghi Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200?
- Nguyên tắc hạch toán tài khoản 141 tài khoản tạm ứng được quy định thế nào?
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 141 tài khoản tạm ứng được quy định thế nào?
Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được quy định như thế nào?
Hiện nay Mẫu giấy đề nghị tạm ứng được thực hiện theo Mẫu số 03 – TT Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
Tải Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: tại đây
Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được quy định như thế nào? Hướng dẫn cách ghi Mẫu giấy đề nghị tạm ứng?
Hướng dẫn cách ghi Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200?
Dựa theo Mẫu số 03 – TT Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, một số hướng dẫn cách ghi Mẫu giấy đề nghị tạm ứng như sau:
- Về mục đích giấy đề nghị tạm ứng: Giấy đề nghị tạm ứng là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng.
- Hướng dẫn về trách nhiệm ghi, cách ghi giấy đề nghị tạm ứng:
+ Góc trên bên trái của Giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị, tên bộ phận. Giấy đề nghị tạm ứng do người xin tạm ứng viết 1 liên và ghi rõ gửi giám đốc doanh nghiệp (Người xét duyệt tạm ứng).
+ Người xin tạm ứng phải ghi rõ họ tên, đơn vị, bộ phận và số tiền xin tạm ứng (Viết bằng số và bằng chữ).
+ Lý do tạm ứng ghi rõ mục đích sử dụng tiền tạm ứng như: Tiền công tác phí, mua văn phòng phẩm, tiếp khách ...
+ Thời hạn thanh toán: Ghi rõ ngày, tháng hoàn lại số tiền đã tạm ứng.
Giấy đề nghị tạm ứng được chuyển cho kế toán trưởng xem xét và ghi ý kiến đề nghị giám đốc duyệt chi. Căn cứ quyết định của giám đốc, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.
Nguyên tắc hạch toán tài khoản 141 tài khoản tạm ứng được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Nguyên tắc hạch toán tài khoản 141 tài khoản tạm ứng được quy định như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.
- Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc chỉ định bằng văn bản.
- Người nhận tạm ứng (có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ. Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.
Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ, dứt điểm (theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có).
Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số còn thiếu.
- Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 141 tài khoản tạm ứng được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 141 tài khoản tạm ứng được quy định như sau:
Bên Nợ:
Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp.
Bên Có:
- Các khoản tạm ứng đã được thanh toán;
- Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương;
- Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho.
Số dư bên Nợ:
Số tạm ứng chưa thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?