Mẫu Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT mới nhất cho các cơ sở KCB theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP?
- Mẫu Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT mới nhất theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP có dạng thế nào? Tải ở đâu?
- Bệnh viện chuyển tuyến khám, chữa bệnh khi nào? Có bao nhiêu hình thức chuyển tuyến?
- Ai có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh?
- Khi chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình giấy tờ gì?
Mẫu Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT mới nhất theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP có dạng thế nào? Tải ở đâu?
Ngày 19/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Theo đó, Mẫu Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT mới nhất là Mẫu số 6 được ban hành kèm theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP.
Tải Mẫu Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT Tại đây.
Mẫu Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT mới nhất cho các cơ sở KCB theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)
Bệnh viện chuyển tuyến khám, chữa bệnh khi nào? Có bao nhiêu hình thức chuyển tuyến?
Căn cứ Điều 27 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định về việc chuyển tuyến điều trị như sau:
Chuyển tuyến điều trị
Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Theo đó, khi vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật của mình thì bệnh viện sẽ thực hiện chuyển tuyến cho bệnh nhân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác có chuyên môn kỹ thuật.
Về các hình thức chuyển tuyến, Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BHYT có quy định như sau:
Các hình thức chuyển tuyến
1. Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
a) Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1;
b) Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
2. Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
3. Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Như vậy, hiện nay có tổng cộng 03 hình thức chuyển tuyến khám, chữa bệnh:
- Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên;
- Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới;
- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Ai có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 14/2014/TT-BYT có quy định như sau:
Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến
1. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
2. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
3. Trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu.
Như vậy, đối với giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh thì các chủ thể có thẩm quyền ký gồm:
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến - Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước
Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến - Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhâ
Còn nếu trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu.
Khi chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định:
Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, khi chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến.
Ngoài ra, lưu ý là nếu trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Nghị định 75/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 3/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng bảo hiểm y tế không? Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Thực hiện kế toán thuế xuất khẩu tại Chi cục Hải quan như nào? Phương pháp làm tròn số trong kế toán thuế xuất khẩu?
- Nội dung chủ yếu của đề án du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng bao gồm những nội dung nào theo quy định?
- Điều kiện cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục là gì? Thẩm quyền cho phép hoạt động kiểm định?
- Đi nghĩa vụ quân sự bao lâu thì được về thăm nhà năm 2025? Nghĩa vụ quân sự 2025 có mấy đợt tuyển quân?