Mẫu Dự thảo hợp đồng dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
- Mẫu Dự thảo hợp đồng dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
- Các bên ký kết hợp đồng dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ cần phải kê khai thông tin nào?
- Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu thuộc dự thảo hồ sơ hợp đồng dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như thế nào?
- Các yêu cầu về thực hiện và khai thác dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Mẫu Dự thảo hợp đồng dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGTVT quy định dự thảo hợp đồng dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ có dạng như sau:
Tải mẫu Dự thảo hợp đồng dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ: Tại đây
Mẫu Dự thảo hợp đồng dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Các bên ký kết hợp đồng dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ cần phải kê khai thông tin nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Phần 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGTVT quy định các bên bên ký kết hợp đồng dự án cần phải kê khai thông tin như sau:
Kê khai thông tin của các Bên ký kết hợp đồng dự án, bao gồm:
Cơ quan có thẩm quyền.
- Tên Cơ quan có thẩm quyền;
- Địa chỉ;
- Số điện thoại và số fax;
- Tên và chức vụ của người đại diện;
- Văn bản ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án (nếu có).
Nhà đầu tư
- Tên doanh nghiệp (tên tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt, nếu có);
- Địa chỉ;
- Số điện thoại và số fax;
- Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (số, ngày cấp, nơi cấp, đơn vị cấp) (đối với trường hợp Nhà đầu tư là doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam);
- Tên và chức vụ của người đại diện theo pháp luật.
(Trường hợp một Bên ký kết là Nhà đầu tư nước ngoài, ghi tên, quốc tịch, giấy tờ chứng thực của Nhà đầu tư; số giấy phép thành lập, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương, nếu có; địa chỉ, điện thoại, fax, họ và tên, chức vụ của người đại diện được ủy quyền).
Doanh nghiệp dự án
(áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án hợp thành một bên để ký kết hợp đồng dự án với Cơ quan có thẩm quyền)
- Tên doanh nghiệp (tên tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt, nếu có);
- Địa chỉ;
- Số điện thoại và số fax;
- Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Số, ngày cấp, nơi cấp, đơn vị cấp);
- Tên và chức vụ của người đại diện theo pháp luật.
Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu thuộc dự thảo hồ sơ hợp đồng dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Mục 3 Phần 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGTVT quy định thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu thuộc hồ sơ hợp đồng dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như sau:
- Văn bản hợp đồng;
- Phụ lục hợp đồng (nếu có);
- Biên bản đàm phán hợp đồng;
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
- Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng;
- Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được lựa chọn;
- Hồ sơ mời thầu, và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu;
- Các tài liệu có liên quan.
Các yêu cầu về thực hiện và khai thác dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Mục 3 Phần 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGTVT quy định các yêu cầu về thực hiện và khai thác dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như sau:
- Các yêu cầu về thực hiện và khai thác dự án phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt; yêu cầu bảo đảm chất lượng công trình theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và các quy định khác có liên quan.
- Yêu cầu về kỹ thuật bảo đảm đáp ứng mục tiêu đầu tư; quy mô đầu tư.
- Yêu cầu bố trí đủ vốn để thực hiện dự án.
- Yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án (bao gồm các nội dung về thời gian xây dựng công trình và thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư).
- Yêu cầu về đáp ứng điều kiện kinh doanh, khai thác dịch vụ (nếu có) chuyên ngành đường bộ theo quy định của pháp luật về đường bộ (bao gồm các điều kiện về bộ máy tổ chức; điều kiện về đội ngũ nhân viên; điều kiện về hạ tầng và thiết bị chuyên ngành; điều kiện về vốn .... đáp ứng yêu cầu kinh doanh, khai thác dịch vụ chuyên ngành đường bộ tại tuyến quốc lộ và cao tốc).
- Yêu cầu về vận hành, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng công trình dự án.
- Các yêu cầu về môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.
- Các yêu cầu về kết nối hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật.
- Các yêu cầu về đảm bảo an ninh, an toàn.
- Các yêu cầu về trách nhiệm phối hợp với Cơ quan có thẩm quyền trong quá trình cung cấp dịch vụ chuyên ngành đường bộ của nhà đầu tư.
- Các yêu cầu khác liên quan đến ngành, lĩnh vực của dự án cũng như điều kiện cụ thể của dự án.
Thông tư 1/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?