Mẫu đơn yêu cầu thi hành án nghĩa vụ cấp dưỡng hiện hành như thế nào? Mức phạt khi không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là bao nhiêu?
Nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Đồng thời, khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
...
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Như vậy, có thể hiểu rằng: Nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn là trách nhiệm của cha hoặc mẹ đối với con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình khi cha hoặc mẹ không cùng chung sống, trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con.
Mẫu đơn yêu cầu thi hành án nghĩa vụ cấp dưỡng hiện hành như thế nào? Mức phạt khi không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời gian để yêu cầu thi hành án cấp dưỡng là bao lâu?
Căn cứ Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008, thời hiệu yêu cầu thi hành án được quy định như sau:
Thời hiệu yêu cầu thi hành án
1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Như vậy, thời hiệu yêu cầu thi hành án cấp dưỡng cho con khi ly hôn là trong vòng 05 năm kể từ ngày bản án ly hôn có hiệu lực.
Mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng mới nhất được quy định như thế nào?
Theo Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014), đơn yêu cầu thi hành án cần có những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
- Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
- Nội dung yêu cầu thi hành án;
- Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn.
Hiện nay, mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng được cập nhật tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BTP của Bộ Tư pháp (Mẫu số D 04-THADS).
Tại Mẫu đơn thi hành án cấp dưỡng tại đây.
Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn sẽ đối mặt với mức xử phạt như sau:
Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bên cạnh việc bị phạt hành chính, cha hoặc mẹ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con còn phải đối mặt với trách nhiệm hình sự.
Nội dung này được quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, hành vi không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đến 02 năm tù tùy vào mức độ hậu quả của việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?