Mẫu đơn xin thành lập kho ngoại quan năm 2023? Mở rộng địa điểm kho ngoại quan không được sự cho phép của cơ quan hải quan bị xử phạt như thế nào?
Điều kiện thành lập kho ngoại quan là gì?
Căn cứ Điều 62 Luật Hải quan 2014 quy định về điều kiện thành lập kho ngoại quan như sau:
Điều kiện thành lập kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
1. Kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:
a) Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;
b) Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.
2. Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nhà máy của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, tạm dừng và chấm dứt hoạt động kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.
Tại quy định Điều 10 Nghị định 68/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP) quy định về điều kiện thành lập kho ngoại quan như sau:
Điều kiện công nhận kho ngoại quan
1. Khu vực đề nghị công nhận kho, bãi ngoại quan phải nằm trong khu vực quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Hải quan hoặc khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics.
2. Kho, bãi ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh.
3. Diện tích
a) Kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn, cảng hàng không quốc tế hoặc khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2;
b) Kho ngoại quan chuyên dùng có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2 hoặc thể tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m3;
c) Kho ngoại quan nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 4.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2;
d) Kho ngoại quan không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2;
đ) Bãi ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.
4. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong kho ngoại quan chi tiết theo tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.
5. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho ngoại quan, bãi ngoại quan (bao gồm cổng, cửa và trong kho bãi, riêng kho ngoại quan chứa hàng đông lạnh không phải lắp đặt trong kho) vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.
Như vậy, điều kiện thành lập kho ngoại quan gồm:
- Địa điểm thành lập:
+ Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;
+ Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.
- Ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan
- Diện tích:
+ Trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn, cảng hàng không quốc tế hoặc khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2
+ Kho ngoại quan chuyên dùng có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2 hoặc thể tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m3;
+ Trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 4.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2;
+ Còn lại: phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2;
- Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến
- Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý.
Mẫu đơn xin thành lập kho ngoại quan năm 2023? Mở rộng địa điểm kho ngoại quan không được sự cho phép của cơ quan hải quan bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn xin thành lập kho ngoại quan năm 2023?
Căn cứ Quyết định 1480/2006/QĐ-TCHQ quy định về mẫu đơn xin thành lập kho ngoại quan như sau:
Tải mẫu đơn xin thành lập kho ngoại quan năm 2023: Tại đây.
Mức xử phạt đối với mở rộng địa điểm kho ngoại quan không được sự cho phép của cơ quan hải quan như thế nào?
Tại quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với mở rộng địa điểm kho ngoại quan không được sự cho phép của cơ quan hải quan như sau:
Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa có văn bản đồng ý của người có thẩm quyền của cơ quan hải quan nơi quản lý kho ngoại quan;
b) Mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm thu gom hàng lẻ, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan không được phép của cơ quan hải quan;
c) Thực hiện các dịch vụ không được phép trong kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ;
d) Không thực hiện chế độ báo cáo đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ đúng thời hạn quy định.
Tại quy định khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức;
Như vậy, mức xử phạt đối với mở rộng địa điểm kho ngoại quan không được sự cho phép của cơ quan hải quan là phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, và phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?