Mẫu đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào? Muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Mẫu đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào?
Hiện nay, Mẫu đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam được quy định tại mẫu TP/QT-2020-ĐXNQT.1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam : tại đây.
Mẫu đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào? Muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm:
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
- Bản khai lý lịch;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
- Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
- Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
Lưu ý: Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch 2008 thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn.
Trình tự thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1217/QĐ-BTP năm 2020 có quy định trình tự thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam như sau:
- Khi có yêu cầu xin nhập quốc tịch Việt nam, người nước ngoài và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam tại Sở Tư pháp nơi cư trú.
- Người thụ lý hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì người thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ thụ lý và cấp Phiếu thụ lý hồ sơ theo mẫu quy định cho người nộp hồ sơ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam; lập danh mục đầy đủ các giấy tờ trong từng hồ sơ, kèm danh sách những người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo mẫu quy định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài (người này phải đáp ứng đủ điều kiện để được coi là trường hợp đặc biệt) hoặc là người không quốc tịch.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
+ Nếu xét thấy hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam chưa đầy đủ, người xin nhập quốc tịch chưa đáp ứng đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng gửi cho Sở Tư pháp để hướng dẫn người xin nhập quốc tịch bổ sung hồ sơ và hoàn thiện đủ điều kiện. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp có văn bản hướng dẫn người xin nhập quốc tịch bổ sung hồ sơ và hoàn thiện đủ điều kiện.
++ Đối với trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài mà không có đủ giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp đặc biệt theo quy định, Bộ Tư pháp có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để yêu cầu người đó tiến hành thôi quốc tịch nước ngoài.
++ Trong thời hạn 9 tháng, kể từ ngày Bộ Tư pháp có văn bản thông báo mà người xin nhập quốc tịch Việt Nam không bổ sung được hồ sơ, không hoàn thiện đủ điều kiện hoặc không nộp văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho thôi quốc tịch nước ngoài, thì được coi là người đó không tiếp tục xin nhập quốc tịch Việt Nam và Bộ Tư pháp trả lại hồ sơ. Thời hạn 9 tháng không tính vào thời hạn giải quyết hồ sơ.
++ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
- Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài thuộc các trường hợp đặc biệt được giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Khi xem xét hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thuộc trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 9 của Nghị định 16/2020/NĐ-CP , nếu thấy hồ sơ phức tạp hoặc liên quan đến an ninh chính trị, Bộ Tư pháp lấy ý kiến của bộ, ngành liên quan trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
- Sau khi có Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước gửi đăng Công báo, Bộ Tư pháp đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi văn bản thông báo kèm bản sao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thụ lý hồ sơ, để tổ chức lễ trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
- Sau khi nhận được bản sao Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam gửi kèm thông báo của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức Lễ trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam cho người được nhập quốc tịch Việt Nam theo nghi thức trang trọng, ý nghĩa, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
Lưu ý:
+ Trường hợp người được nhập quốc tịch Việt Nam mà trước đó đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hộ tịch của người đó để ghi chú hoặc hướng dẫn ghi chú vào sổ hộ tịch. Nội dung ghi chú gồm: số Quyết định; ngày, tháng, năm ban hành Quyết định; nội dung Quyết định; cán bộ thực hiện ghi chú phải ký, ghi rõ họ tên và ngày tháng năm ghi chú.
+ Trong trường hợp Sở Tư pháp nhận được thông báo ghi chú nhưng không còn lưu giữ được sổ hộ tịch trước đây thì thông báo lại cho Bộ Tư pháp để theo dõi, quản lý.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp thông báo cho Bộ Công an để chỉ đạo cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký cư trú, cấp Hộ chiếu Việt Nam, Căn cước công dân cho người được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?