Mẫu đơn xin chuyển công tác theo nguyện vọng mới nhất 2024? Hướng dẫn viết đơn xin chuyển công tác theo nguyện vọng?
Mẫu đơn xin chuyển công tác theo nguyện vọng mới nhất 2024?
Đơn xin chuyển công tác theo nguyện vọng là một loại đơn dành cho những ai đang có ý định và mong muốn được chuyển nơi làm việc, nơi công tác.
Đơn xin chuyển công tác theo nguyện vọng thường sử dụng nhiều ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có quy mô lớn với nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện,...
Từ nguyên nhân đơn xin chuyển công tác theo nguyện vọng xuất phát từ nhu cầu cá nhân nên thường mẫu đơn xin chuyển công tác theo nguyện vọng thường do cá nhân tự biên soạn và hiện nay chưa có văn bản chính thức nào hướng dẫn mẫu đơn xin chuyển công tác theo nguyện vọng.
Có thể tham khảo bộ hồ sơ sau để chuẩn bị khi có nguyện vọng chuyển công tác:
Mỗi doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị hay mỗi địa phương sẽ có những yêu cầu khác nhau về các loại giấy tờ trong hồ sơ xin chuyển công tác, nhưng thông thường sẽ có các giấy tờ cơ bản dưới đây:
- Đơn xin chuyển công tác có sự đồng ý của người đứng đầu, người quản lý, thủ trưởng đơn vị;
- Văn bản đồng ý tiếp nhận có sự xác nhận của nơi chuyển đến;
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận (xác nhận của địa phương nơi cư trú nếu là người lao động trong các doanh nghiệp; xác nhận của trưởng cơ quan, đơn vị nếu là công chức, viên chức, giáo viên, công an, bộ đội,…)
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan;
Với công chức, viên chức, công an, bộ đội, giáo viên thông thường được yêu cầu bổ sung thêm:
- Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngạch;
- Bản sao quyết định hệ số lương, quyết định nâng lương,…
Tham khảo Mẫu đơn xin chuyển công tác theo nguyện vọng mới nhất 2024 tại đây: Tải về
Mẫu đơn xin chuyển công tác theo nguyện vọng mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết đơn xin chuyển công tác theo nguyện vọng?
Hiện nay chưa có văn bản chính thức nào hướng dẫn mẫu đơn xin chuyển công tác theo nguyện vọng nên có thể tham khảo cách viết đơn sau:
- Mục Kính gửi: Người viết đơn cần xác định chính xác mình đang làm việc, đang công tác ở đâu, đặc biệt cần lưu ý cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc xem xét, quyết định phê duyệt nguyện vọng xin chuyển công tác.
- Nơi sinh: Ghi rõ thôn/xóm/ấp/buôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
- Mục trình độ chuyên môn người khai ghi rõ:
+ Chuyên ngành đào tạo
+ Kết quả đào tạo: Xuất sắc, giỏi, tốt, khá, trung bình - khá, yếu
+ Hệ đào tạo: Chính quy, văn bằng 2, tại chức, bổ túc,…
- Mục Đơn vị công tác hiện nay: Ghi tên đơn vị, cơ quan, bộ phận, chi nhánh hiện đang công tác, làm việc (tránh nhầm lẫn với nơi muốn chuyển đến).
- Ghi rõ chức vụ, công việc đang đảm nhiệm
- Người lao động ghi rõ quá trình công tác, làm việc của bản thân từ gần nhất.
Đối với công chức, viên chức, giáo viên, công an, bộ đội có thể bổ sung thêm một số thông tin liên quan:
+ Ngày vào ngành
+ Ngày về đơn vị công tác hiện nay
+ Hệ số lương
+ Mã ngạch
- Ghi chi tiết và hợp lý hoàn cảnh của gia đình hoặc bản thân có liên quan đến việc muốn chuyển công tác. Đây sẽ là căn cứ quyết định việc có được duyệt đơn hay không.
- Mục kính đề nghị ghi thủ trưởng đơn vị, cơ quan hữu quan có thẩm quyền giải quyết.
Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý hiện nay ra sao?
Căn cứ theo Điều 59 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý như sau:
- Bước 1: Đề xuất chủ trương
Căn cứ nhu cầu luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ chức; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.
- Bước 2: Đề xuất nhân sự luân chuyển
Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất nhân sự luân chuyển.
- Bước 3: Chuẩn bị nhân sự luân chuyển
+ Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, tổ chức; tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển;
+ Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức luân chuyển có trách nhiệm nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác và uy tín; quá trình công tác và ưu, khuyết điểm của người được đề xuất luân chuyển; có kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển cán bộ.
- Bước 4: Trao đổi với các cơ quan liên quan, công chức được dự kiến luân chuyển
+ Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định của các cơ quan liên quan;
+ Tổ chức gặp gỡ với công chức được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức luân chuyển.
- Bước 5: Tổ chức thực hiện luân chuyển
+ Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển;
+ Cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quyết định luân chuyển;
+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện luân chuyển của công chức luân chuyển;
+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan phân công, bố trí và thực hiện chính sách đối với công chức sau khi luân chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đấu tranh giai cấp là gì? Nguyên nhân đấu tranh giai cấp? Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin theo quy định pháp luật?
- Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Nghị định 163 thực hiện như thế nào?
- Cách tính năm cá nhân 2025? Hướng dẫn cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Mẫu Kế hoạch xem xét thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất? Thời điểm quyết định kỷ luật đảng viên có hiệu lực?
- Nhà nước có khuyến khích giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ không? Khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ cần điều kiện gì?