Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại cây trồng do bão số 3 ra sao?

Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại cây trồng do bão số 3 ra sao?

Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại cây trồng do bão số 3 ra sao?

Căn cứ tại Phụ lục I kèm theo Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP quy định về mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do bão như sau:

Theo đó, mẫu số 01 Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do thiên tai như sau:

Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do thiên tai

>> Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do thiên tai (Mẫu số 01): Tải về

Mức hỗ trợ cây trồng thiệt hại do bão số 3 gây ra được quy định tại Điều 5 Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp do thiên tai gây ra như sau:

- Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

- Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;

- Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;

- Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;

- Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

- Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.

Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại cây trồng do bão số 3 ra sao?

Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại cây trồng do bão số 3 ra sao? (Hình ảnh Internet)

Cơ quan nào quyết định mức hỗ trợ thiệt hại về cây trồng do bão gây ra?

Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức thực hiện
...
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Tổ chức thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra, chủ động thực hiện công tác hỗ trợ từ nguồn ngân sách của địa phương, quỹ phòng, chống thiên tai, các nguồn lực hợp pháp khác để kịp thời khôi phục sản xuất; đề xuất nhu cầu hỗ trợ từ trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai (đối với thiệt hại do thiên tai) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp đến các hộ sản xuất bị thiệt hại đảm bảo công khai, minh bạch, đúng chính sách và mức quy định. Sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả, ban hành các quy định, chế tài cụ thể đảm bảo không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực;
c) Quyết định mức hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định tại khoản 6 Điều 5 và quy định mức hỗ trợ cụ thể cho từng loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản nhưng không vượt quá mức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5 Nghị định này;

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm quyết định mức hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP và quy định mức hỗ trợ cụ thể cho từng loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản nhưng không vượt quá mức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP.

Nguồn lực và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương hỗ trợ thiên tai do bão được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP quy định về nguồn lực và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương hỗ trợ thiên tai do bão số 3 gây ra như sau:

- Nguồn lực:

+ Dự phòng ngân sách trung ương;

+ Dự phòng ngân sách địa phương;

+ Quỹ phòng, chống thiên tai;

+ Nguồn dự trữ quốc gia;

+ Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương:

+ Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Ngân sách trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ thiệt hại;

+ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại:

++ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện;

++ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

++ Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% phân hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

+ Các quy định khác:

++ Trường hợp kinh phí hỗ trợ thiệt hại trong năm dưới 01 tỷ đồng/năm: Các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện;

++ Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.

Rủi ro thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại sản xuất lâm nghiệp do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại cây rừng do bão số 3 ra sao?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại thuỷ sản do bão số 3 là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại gia súc, gia cầm do bão số 3 ra sao?
Pháp luật
Xe ô tô bị thiệt hại do bão Yagi gây ra được bồi thường như thế nào? Thời hạn bồi thường ra sao?
Pháp luật
Mức hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm do bão số 3 (Siêu bão YAGI) gây thiệt hại là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại cây trồng do bão số 3 ra sao?
Pháp luật
Sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán là gì? Tin cảnh báo sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy ban hành khi nào?
Pháp luật
Sạt lở đất là gì? Sạt lở đất có phải thiên tai hay không? Người dân bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất hư hại khu đất trồng cây ăn quả thì có được Nhà nước hỗ trợ gì hay không?
Pháp luật
Lũ quét là gì? Người dân sống trong vùng bị lũ quét được hỗ trợ như thế nào từ nguồn đóng góp tự nguyện?
Pháp luật
Mức tiền hỗ trợ bị thiệt hại do sạt lở đất là bao nhiêu? Tải về mẫu đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do sạt lở đất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rủi ro thiên tai
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
77 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rủi ro thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rủi ro thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào