Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật mới nhất? Cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật mới nhất?
Hiện nay, mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật sử dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT.
Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
Đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật mới nhất? (Hình ảnh từ Internet)
Cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT thì vấn đề cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện như sau:
(1) Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT.
(2) Hồ sơ
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT;
+ Bản sao chụp Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật của người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải hàng, khi nộp mang theo bản chính để đối chiếu (đối với vận chuyển bằng đường bộ);
+ Một trong bản sao chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hợp đồng vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật; Bản kê khai vận chuyển hàng hóa của công ty (có xác nhận và dấu của công ty);
+ Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng (có xác nhận và dấu của công ty).
(3) Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thẩm cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 01 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.
+ Trường hợp không cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật, trong vòng 01 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Vấn đề vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện như thế nào?
Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Điều 52 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT với các yêu cầu như sau:
- Yêu cầu đối với người vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật:
+ Người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng phải hiểu rõ tính chất nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật như: độc hại, dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn và phải biết xử lý sơ bộ khi sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm;
+ Người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ngoài các chứng chỉ về điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định hiện hành của Nhà nước còn phải có Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật;
+ Người áp tải hàng hóa là thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật.
- Yêu cầu đối với bao bì, thùng chứa hoặc container chứa thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển:
+ Phải được làm bằng các vật liệu dai, bền, ít thấm nước;
+ Phải dán hình đồ cảnh báo với hình đầu lâu, xương chéo màu đen trên nền trắng trong hình vuông đặt lệch và các hình đồ cảnh báo tương ứng với tính chất của thuốc bảo vệ thực vật được vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIII ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT. Kích thước của hình đồ cảnh báo dán trên mỗi thùng đựng thuốc bảo vệ thực vật là 100 x 100 mi-li-mét (mm) và dán trên container là 250 x 250 mi-li-mét (mm);
+ Phải có báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, màu vàng cam, ở giữa ghi mã số Liên hợp quốc (UN), kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300 x 500 mi-li-mét (mm) theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT, vị trí ở phía dưới hình đồ cảnh báo. Đối với bao bì và thùng chứa thuốc thì báo hiệu nguy hiểm có kích thước nhỏ hơn phù hợp với tỷ lệ với bao bì và thùng chứa nhưng phải đảm bảo nhìn rõ báo hiệu nguy hiểm.
- Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
+ Các phương tiện vận tải thông thường được các cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành để vận chuyển hàng hóa thì được chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.
+ Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau:
++ Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thuốc bảo vệ thực vật khi vận chuyển;
++ Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng đảm bảo không thấm nước trong quá trình vận chuyển;
++ Không dùng xe rơ móc để chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.
+ Phương tiện chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật được xếp cuối cùng của mỗi chuyến phà, nếu bến phà không có phà chuyên dùng cho loại hàng nguy hiểm.
+ Phương tiện chuyên chở các thùng chứa thuốc bảo vệ thực vật phải được dán hình đồ cảnh báo của loại nhóm hàng đang vận chuyển. Kích thước của hình đồ cảnh báo dán trên phương tiện là 500 x 500 mi-li-mét (mm). Vị trí dán hình đồ cảnh báo ở hai bên và phía sau phương tiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản MC tất niên cuối năm công ty ngắn gọn? Lời dẫn chương trình tất niên công ty cuối năm hay nhất?
- Hạn nộp tờ khai thuế quý 4/2024 và kỳ tháng 12/2024 là khi nào? Chậm nộp tờ khai thuế bị phạt như thế nào?
- Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới nhất? Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ?
- Điểm mới Nghị định 175 2024 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15 2021 như thế nào?
- Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính trong trường hợp nào?