Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản từ 1/5/2024 ra sao? Trường hợp nào cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản từ 1/5/2024 ra sao?
- Trường hợp nào cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản?
- Giấy phép thành lập nhà xuất bản có thể bị thu hồi trong những trường hợp nào?
- Phát hành xuất bản phẩm điện tử không đúng nội dung bản thảo đã được duyệt thì nhà xuất bản bị xử phạt thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản từ 1/5/2024 ra sao?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản ban hành kèm theo Thông tư số 23/2023/TT-BTTTT như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản: Tải
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản từ 1/5/2024 ra sao? Trường hợp nào cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản?
Trường hợp cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản được quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Xuất bản 2012 như sau:
Cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi có một trong những thay đổi sau đây thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản:
a) Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tên nhà xuất bản;
b) Thay đổi loại hình tổ chức của nhà xuất bản;
c) Thay đổi tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu của nhà xuất bản.
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép;
b) Giấy phép thành lập nhà xuất bản đã được cấp.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp đổi giấy phép; trường hợp không cấp đổi giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trường hợp thay đổi trụ sở làm việc, nhà xuất bản phải gửi thông báo bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi thay đổi.
Vậy, có 3 trường hợp cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản bao gồm:
- Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tên nhà xuất bản;
- Thay đổi loại hình tổ chức của nhà xuất bản;
- Thay đổi tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu của nhà xuất bản.
Giấy phép thành lập nhà xuất bản có thể bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Những trường hợp thu hồi giấy phép thành lập nhà xuất bản được quy định tại khoản 5 Điều 14 Luật Xuất bản 2012. Theo đó, giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
- Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mà cơ quan chủ quản không ra quyết định thành lập nhà xuất bản;
- Trong thời hạn 12 tháng liên tục mà nhà xuất bản không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu;
- Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Luật xuất bản 2012;
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật.
Phát hành xuất bản phẩm điện tử không đúng nội dung bản thảo đã được duyệt thì nhà xuất bản bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm e khoản 1, khoản 5 Điều 31 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xuất bản điện tử và phát hành xuất bản phẩm điện tử như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xuất bản điện tử và phát hành xuất bản phẩm điện tử
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xuất bản điện tử hoặc phát hành xuất bản phẩm điện tử nhưng không đảm bảo đủ năng lực về thiết bị, công nghệ và nhân lực kỹ thuật để điều hành, quản lý quá trình xuất bản điện tử;
b) Không có biện pháp kỹ thuật theo quy định để ngăn chặn sao chép, can thiệp trái pháp luật vào nội dung xuất bản phẩm điện tử;
c) Xuất bản điện tử hoặc phát hành xuất bản phẩm điện tử trên mạng Internet không có tên miền Internet Việt Nam;
d) Phát hành xuất bản phẩm điện tử nhưng không có văn bản hợp pháp chứng minh đã được tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả chấp thuận đối với từng tên xuất bản phẩm;
đ) Không thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc can thiệp vào nội dung xuất bản phẩm hoặc loại bỏ xuất bản phẩm vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Phát hành xuất bản phẩm điện tử không đúng nội dung bản thảo hoàn chỉnh đã được duyệt hoặc cấp giấy phép xuất bản đối với từng tên xuất bản phẩm.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ xuất bản phẩm điện tử đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 1; các điểm b, d và đ khoản 2; khoản 3 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, nhà xuất bản phát hành xuất bản phẩm điện tử không đúng nội dung bản thảo hoàn chỉnh đã được duyệt thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, nhà xuất bản vi phạm còn bị buộc gỡ bỏ xuất bản phẩm điện tử đối với hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?