Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu từ 15/02/2023 được quy định thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu là mẫu nào?
- Hồ sơ đề nghị Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu bao gồm những loại giấy tờ nào?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu ra sao?
- Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu có giá trị sử dụng trong bao lâu?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu mới nhất được ban hành tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTPT, mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 15/02/2023.
Tải Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu mới nhất Tại đây.
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu từ 15/02/2023 được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu bao gồm những loại giấy tờ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, khoản 1 Điều 10 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Hồ sơ đề nghị Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
(2) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo biểu tương ứng tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT;
(3) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận;
(4) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
Như vậy, cơ sở sản xuất thủy sản muốn được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ nêu trên.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, Điều 11 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu được thực hiện theo trình tự sau:
- Cơ sở sản xuất thủy sản gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký cho Cơ quan kiểm tra thẩm định thông qua các hình thức:
+ Gửi trực tiếp;
+ Gửi theo đường bưu điện;
+ Gửi thư điện tử;
+ Đăng ký trực tuyến
Đối với các giấy xác nhận, cơ sở gửi khi nộp hồ sơ hoặc cung cấp cho đoàn thẩm định khi đến thẩm định thực tế tại cơ sở.
- Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Cơ sở, Cơ quan thẩm định phải thẩm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, hướng dẫn Cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định;
- Cơ quan thẩm định thông báo cho Cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại Cơ sở nhưng không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu có giá trị sử dụng trong bao lâu?
Căn cứ nội dung quy định tại Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.
Dựa vào quy định trên thì giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu sẽ có giá trị sử dụng trong vòng 03 năm kể từ ngày được cấp.
Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?