Mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm có dạng như thế nào?
Đơn đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm có dạng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định đơn đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm có dạng như sau:
Tải mẫu đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm: tại đây
Mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm có dạng như thế nào?
Thủ tục bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định thủ tục bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc.
Bước 1: Nộp hồ sơ bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
- Văn bản đề nghị bổ nhiệm
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam);
- Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định đáp ứng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 46/2023/NĐ-CP;
Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
Sơ yếu lý lịch, bản sao công chứng văn bản chứng minh kinh nghiệm làm việc, thời gian giữ vị trí người quản lý, người kiểm soát, bản sao có công chứng văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ và năng lực chuyên môn của người dự kiến được bổ nhiệm hoặc thay đổi.
Trường hợp các tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch công chứng;
- Văn bản cam kết của người dự kiến được bổ nhiệm là Tổng Giám đốc (Giám đốc) và sẽ làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam và cư trú tại Việt Nam sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 79 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần có quyền lựa chọn cơ cấu tổ chức quản lý theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên theo quy định tại Điều lệ công ty;
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trong đó ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm có thể quyết định thành lập Ban kiểm soát bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo như quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần có quyền lựa chọn cơ cấu tổ chức quản lý theo một trong hai mô hình sau đây:
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên theo quy định tại Điều lệ công ty;
- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trong đó ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?