Mẫu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu mới nhất theo Thông tư 21/2023/TT-BGTVT như thế nào?
- Mẫu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu mới nhất theo Thông tư 21/2023/TT-BGTVT như thế nào?
- Để bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu cần phải đáp ứng điều kiện gì?
- Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu như thế nào?
- Hàng hóa nhập khẩu vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thì xử lý như thế nào?
Mẫu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu mới nhất theo Thông tư 21/2023/TT-BGTVT như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BGTVT, quy định về mẫu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu như sau:
>> Tải mẫu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu tại đây.
Mẫu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu mới nhất theo Thông tư 21/2023/TT-BGTVT như thế nào? (Hình từ internet)
Để bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007, quy định như sau:
Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu
1. Hàng hóa nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Điều 23 của Luật này và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
2. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật này.
3. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật này giám định tại cửa khẩu xuất hoặc cửa khẩu nhập.
4. Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27, trình tự, thủ tục quy định tại Điều 35 của Luật này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì để bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu thì cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Hàng hóa nhập khẩu phải được công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc một trong các phương tiện sau đây:
+ Bao bì hàng hóa;
+ Nhãn hàng hóa;
+ Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa.
- Ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp:
+ Việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp giữa tổ chức, cá nhân tại Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, vùng lãnh thổ do các bên tự thoả thuận.
+ Việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thoả thuận quốc tế mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết.
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 không đáp ứng quy định nêu trên thì khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp giám định tại cửa khẩu xuất hoặc cửa khẩu nhập.
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo nội dung kiểm tra chất lượng hàng hóa trong nhập khẩu.
Trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007, quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu gồm bản đăng ký kiểm tra chất lượng, bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực, tài liệu kỹ thuật khác liên quan, bản sao hợp đồng mua bán và danh mục hàng hóa kèm theo hợp đồng;
Bước 2: Xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra ngay khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu;
Bước 3: Tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo các nội dung sau:
- Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra;
- Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.
Bước 4: Thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu, xác nhận hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu chất lượng để được làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan;
Bước 5: Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007, quy định về việc xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu như sau:
- Đối với hàng hóa có giấy chứng nhận kết quả đánh giá sự phù hợp nhưng không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa yêu cầu người nhập khẩu khắc phục trước khi xác nhận để làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan.
- Đối với trường hợp hàng hóa đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa nhưng không có giấy chứng nhận kết quả đánh giá sự phù hợp thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa yêu cầu người nhập khẩu lựa chọn một trong số tổ chức giám định đã được chỉ định hoặc thừa nhận thực hiện việc đánh giá và cấp giấy chứng nhận nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất.
- Đối với trường hợp kết quả thử nghiệm, giám định chất lượng hàng hóa xác định hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm yêu cầu quản lý chất lượng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế hàng hóa, đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý và người nhập khẩu biết để thực hiện.
- Hàng hóa nhập khẩu sau khi được thông quan được phép lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra chất lượng theo quy định.
Thông tư 21/2023/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?