Mẫu công văn giải trình hóa đơn bất hợp pháp? Trường hợp nào phải gửi công văn giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?
- Công văn giải trình thuế là văn bản gì?
- Mẫu công văn giải trình hóa đơn bất hợp pháp?
- Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là những hành vi nào?
- Hành vi nào được xác định là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn?
- Trường hợp nào phải gửi công văn giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?
Công văn giải trình thuế là văn bản gì?
Hiện hành, pháp luật không quy định cụ thể định nghĩa hay văn bản cụ thể về mẫu công văn giải trình thuế tuy nhiên thực tế có thể hiểu công văn giải trình thuế là loại văn bản được doanh nghiệp sử dụng gửi đến cơ quan thuế để giải trình một/một số vấn đề cụ thể có liên quan đến thuế. Nội dung chính cần có trong công văn giải trình:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Thời gian và địa điểm gửi công văn giải trình.
- Cơ quan thuế tiếp nhận công văn.
- Thông tin của doanh nghiệp giải trình.
- Nội dung giải trình thuế.
- Xác nhận của người đại diện pháp luật hoặc người đứng đầu doanh nghiệp giải trình.
Công văn giải trình về hóa đơn bất hợp pháp cũng là một loại công văn giải trình thuế mà doanh nghiệp gửi cơ quan thuế.
>> Công văn gộp báo cáo tài chính năm 2023
Mới: Danh sách 637 doanh nghiệp rủi ro, mua bán hóa đơn giá trị gia tăng (file excel)
Mẫu công văn giải trình hóa đơn bất hợp pháp? Trường hợp nào phải gửi công văn giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?
Mẫu công văn giải trình hóa đơn bất hợp pháp?
Hiện hành, pháp luật không quy định cụ thể mẫu công văn giải trình hóa đơn bất hợp pháp, do đó, doanh nghiệp và người dân có thể tham khảo mẫu công văn giải trình hóa đơn bất hợp pháp sau:
Tải Mẫu công văn giải trình hóa đơn bất hợp pháp tại đây: Tải về
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu cam kết không sử dụng hóa đơn bất hợp khác tại đây: Tải về và mẫu công văn về việc dùng hóa đơn của công ty bỏ trốn: Tải về
Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là những hành vi nào?
Căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì các hành vi sau được xem là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ giả;
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa có có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
- Sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
- Sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
- Sử dụng hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
- Sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chri kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
Hành vi nào được xác định là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:
- Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
- Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
- Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
- Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
- Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
Trường hợp nào phải gửi công văn giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các trường hợp doanh nghiệp phải giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, bao gồm:
- Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử;
- Hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, 17, 18; khoản 3 Điều 20; khoản 7 Điều 21; Điều 22 và Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, cụ thể gồm:
+ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn;
+ Hành vi trốn thuế;
+ Vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế;
+ Hành vi in/đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
+ Hành vi cho, bán hóa đơn;
+ Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm thì thời hạn giao đất là bao lâu?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng được xác định trước khi lập dự án hay khi phê duyệt dự án đầu tư?
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải có phẩm chất chính trị và đạo đức như thế nào?