Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội như sau:
Theo đó, Mẫu số 05, Công văn báo cáo kết quả đại hội như sau:
...(1)... ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: ... /...(2)... V/v báo cáo kết quả Đại hội | ….., ngày ... tháng ... năm ... |
Kính gửi: ...(3)...
Ngày ... tháng ... năm ..., Đại hội thành lập (Đại hội nhiệm kỳ ... hoặc Đại hội bất thường) Hội...(1)... đã được tổ chức tại..., Đại hội đã thảo luận và thông qua nội dung sau:
…………………………. (4) ………………………………..
Hồ sơ gửi kèm theo:
………………………………. (5) ………………………………..
Tài liệu khác có liên quan (nếu có)
Hội ...(1)... báo cáo kết quả Đại hội với ...(3)...và đề nghị xem xét, quyết định.
Xem thêm...
Công văn báo cáo kết quả đại hội |
*Lưu ý: Công văn báo cáo kết quả đại hội áp dụng từ ngày 26/11/2024!
Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Điều kiện tổ chức đại hội gồm những gì? Nhiệm kỳ đại hội như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện tổ chức đại hội bao gồm:
(1) Đại hội thành lập được tổ chức khi có trên 1/2 số người đăng ký tham gia thành lập hội theo hồ sơ đề nghị thành lập hội có mặt;
(2) Đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường được tổ chức khi có trên 1/2 số hội viên chính thức đối với đại hội toàn thể hoặc có trên 1/2 số đại biểu chính thức có mặt đối với đại hội đại biểu. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 tổng số thành viên ban chấp hành hoặc có trên 1/2 tổng số hội viên chính thức đề nghị;
(3) Trường hợp không đủ số lượng đại biểu tham gia dự Đại hội theo quy định tại (1), (2) thì ban vận động thành lập hội hoặc ban chấp hành hội đương nhiệm dừng tổ chức đại hội và có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hội tổ chức đại hội đảm bảo theo quy định của Nghị định 126/2024/NĐ-CP;
(4) Đại biểu chính thức tham dự của đại hội không được ủy quyền cho cá nhân khác dự thay, trừ trường hợp đại hội chấp nhận việc ủy quyền.
Lưu ý: Đại hội có thể tổ chức trực tiếp hoặc qua nền tảng ứng dụng trực tuyến hoặc kết hợp cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến do ban vận động thành lập hội hoặc ban chấp hành đương nhiệm quyết định. Hội có trách nhiệm phải đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, nhân lực để tổ chức đại hội theo đúng điều lệ, quy chế đại hội và quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 4 Điều 19 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về nhiệm kỳ đại hội của tổ chức hội như sau:
- Nhiệm kỳ đại hội do điều lệ hội quy định nhưng không quá 05 năm kể từ ngày kết thúc đại hội nhiệm kỳ trước;
- Trước khi hết nhiệm kỳ 30 ngày làm việc, hội chưa tổ chức được đại hội thì hội phải báo cáo lý do với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP xem xét cho phép gia hạn thời gian tổ chức đại hội. Thời gian gia hạn không quá 12 tháng;
- Hết thời gian gia hạn hội không tổ chức đại hội thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP xử lý vi phạm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 30 Nghị định 126/2024/NĐ-CP; trừ trường hợp bất khả kháng.
Cách tính thời hạn tổ chức đại hội nhiệm kỳ ra sao? Nguyên tắc biểu quyết tại đại hội thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 19 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về cách tính thời hạn tổ chức đại hội nhiệm kỳ như sau:
(1) Nhiệm kỳ đại hội của hội thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 19 Nghị định 126/2024/NĐ-CP. Trường hợp hội kéo dài nhiệm kỳ đại hội thì thời hạn tổ chức đại hội nhiệm kỳ tiếp theo được tính kể từ ngày hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ;
(2) Trường hợp hội tổ chức đại hội bất thường để thông qua việc đổi tên thì được tính thời hạn tổ chức đại hội nhiệm kỳ tiếp theo kể từ ngày hội tổ chức đại hội bất thường;
(3) Hội thành lập mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội được tính thời hạn tổ chức đại hội nhiệm kỳ tiếp theo kể từ ngày hội tổ chức đại hội thành lập mới.
Ngoài ra, nguyên tắc biểu quyết tại đại hội phải tuân thủ theo khoản 6 Điều 19 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Đại hội
...
6. Nguyên tắc biểu quyết tại đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hình thức biểu quyết do đại hội quyết định hoặc theo quy định của điều lệ hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của đại hội phải đảm bảo trên 1/2 số đại biểu chính thức được triệu tập tán thành hoặc theo quy định của điều lệ hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, biểu quyết tại đại hội phải tuân thủ 2 nguyên tắc biểu quyết trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?
- Việc đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào? Quy định về việc quản lý các vấn đề liên quan đến tài khoản?
- Thu hồi sản phẩm là gì? Khi thông báo bằng văn bản về việc thu hồi sản phẩm thì chủ sản phẩm có trách nhiệm gì?
- Trong tố tụng hình sự, người bào chữa có thể đồng thời là người giám định trong cùng một vụ án hình sự không?