Mẫu biên bản xác định tiếp xúc bệnh nghề nghiệp với Virut SaRS-COV-2? Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID- 19 nghề nghiệp như thế nào?
- Bệnh COVID-19 có thuộc trong danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
- Những yếu tố nào gây bệnh nghề nghiệp COVID-19?
- Những người lao động làm nghề, công việc nào thường tiếp xúc với nguồn vi rút SARS-CoV-2?
- Chẩn đoán di chứng đối với bệnh nghề nghiệp COVID-19 được Bộ Y tế hướng dẫn ra sao?
- Mẫu biên bản xác định tiếp xúc bệnh nghề nghiệp với Virut SaRS-COV-2 như thế nào?
Bệnh COVID-19 có thuộc trong danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ tại Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội
1. Bổ sung Khoản 35 vào Điều 3 thứ nhất như sau: “35. Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Thông tư này”.
2. Sửa đổi Điều 3 thứ hai thành Điều 3a.
3. Bổ sung Phụ lục 35 Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bổ sung Phụ lục 36 Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với vi rút SARS-CoV-2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, Bộ Y tế đã bổ sung bệnh COVID-19 trong danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
Mẫu biên bản xác định tiếp xúc bệnh nghề nghiệp với Virut SaRS-COV-2? Bộ Y tế đã có hướng dẫn như thế nào về chẩn đoán, giám định bệnh COVID- 19 nghề nghiệp?
Những yếu tố nào gây bệnh nghề nghiệp COVID-19?
Căn cứ tại Mục 2 phụ lục 35 Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT có hướng dẫn những yếu tố gây bệnh nghề nghiệp COVID-19 bao gồm:
- Có tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 trong môi trường lao động.
- Yếu tố gây bệnh được ghi nhận tại một trong các văn bản sau:
+ Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với vi rút SARS-CoV-2 được quy định tại Phụ lục 36 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT
+ Văn bản cử tham gia phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 do lãnh đạo đơn vị ký xác nhận, đóng dấu và các văn bản khác phù hợp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
+ Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp quy định tại mục VI Mẫu 04 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP
+ Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp.
Những người lao động làm nghề, công việc nào thường tiếp xúc với nguồn vi rút SARS-CoV-2?
Căn cứ tại Mục 3 phụ lục 35 Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT có hướng dẫn các nghề, công việc thường tiếp xúc với nguồn vi rút SARS-CoV-2 bao gồm:
- Người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế.
- Người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa vi rút SARS-CoV-2.
- Người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 gồm:
+ Người làm nghề, công việc trực tiếp trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà;
+ Người vận chuyển, phục vụ người bệnh COVID-19;
+ Người vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh COVID-19;
+ Người giám sát, điều tra, xác minh dịch COVID-19;
+ Nhân viên hải quan, ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng;
+ Chiến sỹ, sĩ quan thuộc lực lượng công an;
+ Người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng chống dịch COVID-19.
Chẩn đoán di chứng đối với bệnh nghề nghiệp COVID-19 được Bộ Y tế hướng dẫn ra sao?
Căn cứ theo Mục 8 phụ lục 35 Hướng dẫn Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT có hướng dẫn chẩn đoán di chứng đối với bệnh nghề nghiệp COVID-19 như sau:
- Toàn thân: các triệu chứng kéo dài như mệt mỏi (ICD-10: R53), đau khớp (ICD-10: M25.5), đau cơ (ICD-10: M79.1), rối loạn vị giác (ICD-10: R43.1), rối loạn khứu giác (ICD-10: R43.2), rụng tóc (ICD-10: L65).
- Hô hấp: viêm phổi (ICD-10: J12), viêm phổi kẽ (ICD-10: J84), thuyên tắc mạch phổi là các tổn thương xơ phổi (ICD-10: I26), giãn phế nang, xẹp phổi, suy giảm chức năng hô hấp (ICD-10: R06.8).
- Tim mạch: rối loạn nhịp tim (ICD-10: I49.9), viêm cơ tim (ICD-10: I41.1), nhồi máu mạch vành (ICD-10: I21), xơ cơ tim (ICD-10: I42.3), đau ngực (ICD-10: I20.9), tăng huyết áp (ICD-10: I15.8).
- Thần kinh:
+ Liệt vận động (ICD-10: G83.9).
+ Liệt thần kinh sọ não (ICD-10: T90.3).
+ Động kinh (ICD-10: G40).
+ Hội chứng Guillain Barré khởi phát muộn (ICD-10: G61.0).
+ Viêm não-tủy tự miễn sau nhiễm COVID-19 (ICD-10: B94.1).
- Tâm thần:
+ Ảo giác thực tổn (ICD-10: F06.0).
+ Rối loạn căng trương lực thực tổn (ICD-10: F06.1).
+ Rối loạn hoang tưởng thực tổn (giống tâm thần phân liệt) (ICD-10: F06.2).
+ Rối loạn hưng cảm thực tổn (ICD-10: F06.30).
+ Rối loạn cảm xúc lưỡng cực thực tổn (ICD-10: F06.31).
+ Rối loạn trầm cảm thực tổn (ICD-10: F06.32).
+ Rối loạn cảm xúc hỗn hợp thực tổn (ICD-10: F06.33).
+ Rối loạn lo âu thực tổn (ICD-10: F06.4).
+ Rối loạn cảm xúc không ổn định (suy nhược thực tổn) (ICD-10:F06.6).
+ Rối loạn nhận thức nhẹ (ICD-10: F06.7).
Lưu ý: Áp dụng ICD-10 theo Quyết định số 4469/QĐ-BYT về việc ban hành “Bảng phân loại quốc tế mã hóa bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10” và “Hướng dẫn mã hóa bệnh tật theo ICD-10” tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Mẫu biên bản xác định tiếp xúc bệnh nghề nghiệp với Virut SaRS-COV-2 như thế nào?
Căn cứ vào Phụ lục 36 hướng dẫn mẫu biên bản xác định tiếp xúc bệnh nghề nghiệp với Virut SaRS-COV-2 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT như sau:
Tải mẫu biên bản xác định tiếp xúc bệnh nghề nghiệp với Virut SaRS-COV-2: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân có được thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể?
- Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm những gì? Nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia?
- Quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự được pháp luật quy định thế nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất mới nhất? Tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất được thực hiện như thế nào?
- Các concept tổ chức Year End Party độc đáo và ấn tượng? Lưu ý để tổ chức Year End Party thành công? Thời gian nghỉ tết có được hưởng lương?