Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất? UBND xã phải làm gì sau khi nhận đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai?
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (Điểm b Điều này được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP) quy định như sau:
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Như vậy, sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai thì UBND cấp xã phải tiến hành thẩm tra, xác minh nguyên nhân xảy ra tranh chấp và thu thập tài liệu liên quan; thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và tổ chức cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai.
Theo đó thì cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai phải có đầy đủ các bên tranh chấp. Nếu như các bên tranh chấp vắng mặt lần thứ 2 thì xem như hòa giải không thành.
Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất? UBND xã phải làm gì sau khi nhận đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai?
Nội dung của biên bản hòa giải tranh chấp đất đai là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
…
2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, sau khi cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai kết thúc thì thì kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản.
Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai phải có đầy đủ các thông tin theo quy định nêu trên và phải có chữ ký của của các bên tranh chấp có mặt tại cuộc họp hòa giải và các thành viên của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.
Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay được quy định như thế nào?
Hiện nay, pháp luật không có quy định về mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai nhất định.
Tuy nhiên, biên bản hòa giải tranh chấp đất đai bắt buộc phải có những nội dung theo yêu cầu của khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Tham khảo mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
Tải mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?