Mẫu bích báo 20 11? Làm bích báo chào mừng ngày 20 11, vẽ bích báo 20 11 như thế nào để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam?
Mẫu bích báo 20 11? Làm bích báo chào mừng ngày 20 11, vẽ bích báo 20 11 như thế nào để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam?
>> Lời ngỏ tập san 20 11 hay ý nghĩa
Bích báo, hay còn gọi là báo tường, là một hoạt động truyền thống diễn ra vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đây là dịp để học sinh, sinh viên thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với thầy cô giáo thông qua các bài viết, tranh vẽ được trình bày trên giấy khổ lớn và treo trên tường.
Bích báo thường bao gồm các bài viết ngắn, thơ, truyện cười, và hình ảnh minh họa liên quan đến chủ đề thầy cô và mái trường. Hoạt động này không chỉ giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mà còn rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
Để làm làm bích báo chào mừng ngày 20 11, vẽ bích báo 20 11, có thể làm theo các bước sau: 1. Lên ý tưởng và chủ đề: - Chọn một chủ đề phù hợp với ngày Nhà giáo Việt Nam, ví dụ như "Tri ân thầy cô", "Người lái đò", hoặc "Kỷ niệm học trò". - Lên kế hoạch cho nội dung sẽ bao gồm: bài viết, thơ, tranh vẽ, và các lời chúc. 2. Chuẩn bị vật liệu: - Giấy khổ lớn (A0 hoặc A1). - Bút màu, bút dạ, bút chì, và các dụng cụ vẽ khác. - Keo dán, kéo, và các vật liệu trang trí như hoa giấy, ruy băng. - Thiết kế bố cục: - Chia bích báo thành các phần rõ ràng: tiêu đề, nội dung chính, tranh vẽ, và phần trang trí. - Đảm bảo các phần được sắp xếp hợp lý và dễ nhìn. 3. Viết và vẽ nội dung: - Viết các bài viết, thơ, và lời chúc lên bích báo. Bạn có thể viết tay hoặc in ra và dán lên. - Vẽ tranh minh họa liên quan đến chủ đề. Có thể là chân dung thầy cô, cảnh lớp học, hoặc các hình ảnh biểu tượng. 4. Trang trí và hoàn thiện: - Trang trí bích báo bằng các vật liệu đã chuẩn bị. Sử dụng màu sắc hài hòa và bắt mắt. - Kiểm tra lại toàn bộ bích báo để đảm bảo không có lỗi chính tả và mọi thứ đều được dán chắc chắn. |
Có thể xem thêm các Mẫu bích báo 20 11 đẹp và ấn tượng để tham khảo ý tưởng như sau:
Trên đây là các mẫu bích báo 20 11 và hướng dẫn cách làm bích báo chào mừng ngày 20 11, vẽ bích báo 20 11 cho các bạn học sinh tham khảo.
Mẫu bích báo 20 11? Làm bích báo chào mừng ngày 20 11, vẽ bích báo 20 11 như thế nào để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 thực hiện như thế nào?
Việc tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
2. Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
4. Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Theo đó, chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống vào năm tròn. Năm tròn ở đây được hiểu sẽ là những năm kỷ niệm kết thúc bằng số 0 như 10 năm. 20 năm, 30 năm,... Do đó, việc tổ chức lễ kỹ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam cũng sẽ được tổ chức vào những dịp kỷ niệm 10 năm, 20 năm, 30 năm,...
Tính từ ngày công nhận ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam từ năm 1982 đến nay thì ngày 20/11/2024 sẽ là 42 năm kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Do đó, ngày 20/11/2024 có thể không tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có thể tổ chức những hoạt động văn nghệ, hội thao để kỷ niệm ngày Ngày giáo Việt Nam 20 11.
Trong hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 thì không được tặng quà và tổ chức hoạt động chiêu đãi.
Học sinh các cấp có quyền như thế nào?
Đối với học sinh tiểu học
Căn cứ tại Điều 35 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định quyền của học sinh tiểu học như sau:
- Được học tập
+ Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.
+ Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
+ Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.
+ Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.
+ Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.
+ Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
+ Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.
- Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
- Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.
- Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đối với học sinh trung học
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông về trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền của học sinh trung học như sau:
- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông về trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp có được ưu đãi khi khai thác nước để cấp nước sinh hoạt cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số không?
- Mẫu Phụ lục bảng kê chứng từ nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo Thông tư 80?
- Mẫu danh sách trích ngang nhân sự Đại hội Đảng bộ, chi bộ? Mẫu danh sách trích ngang nhân sự Chi bộ?
- Tuyến bảo vệ thứ nhất của hệ thống kiểm soát nội bộ tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm những bộ phận nào?
- Kết quả phân vùng chức năng nguồn nước sông suối có phải được tổng hợp thành danh mục hay không?