Mẫu báo cáo về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng năm 2024? Thời hạn nộp và chốt số liệu báo cáo năm 2024 là khi nào?
- Mẫu báo cáo về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng năm 2024?
- Thời hạn nộp và chốt số liệu báo cáo về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng năm 2024 là khi nào?
- Việc lấy ý kiến đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng được quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng năm 2024?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 09/2021/NĐ-CP và khoản 2 Điều 26 Thông tư 01/2023/TT-BXD thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng về Bộ Xây dựng chậm nhất ngày 20 tháng 12 hàng năm để tổng hợp.
Hiện nay, báo cáo về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng thực hiện thống nhất theo mẫu Mẫu số 0024 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BXD.
Tải về Mẫu báo cáo về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng năm 2024
Tải về mẫu báo cáo về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Thời hạn nộp và chốt số liệu báo cáo về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng năm 2024 là khi nào?
Căn cứ tại Điều 26 Thông tư 01/2023/TT-BXD có quy định:
Báo cáo tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 09/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/02/2021 về quản lý vật liệu xây dựng.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo Bộ Xây dựng chậm nhất ngày 20 tháng 12 hàng năm để tổng hợp.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 0024 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất báo cáo: Hằng năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Theo đó, thời hạn nộp báo cáo về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng 2024 chậm nhất ngày 20 tháng 12 năm 2024. Thời gian chốt số liệu báo cáo về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng 2024 là từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo tực là từ 15/12/2023 đến 14/12/2024.
Việc lấy ý kiến đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Nghị định 09/2021/NĐ-CP có quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng như sau:
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng
1. Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng thuộc đối tượng phải chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trong quá trình thẩm định để chấp thuận chủ trương đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cụ thể như sau:
a) Lấy ý kiến Bộ Xây dựng đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng mới hoặc sử dụng công nghệ mới dự án đầu tư có công trình cấp đặc biệt, cấp I ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng hoặc được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên;
b) Lấy ý kiến Sở Xây dựng địa phương nơi thực hiện dự án đối với các dự án đầu tư còn lại không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
3. Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp về nguồn nguyên liệu sản xuất của dự án so với quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
b) Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thông qua các chỉ tiêu về tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, tác động môi trường; quy mô đầu tư; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án.
Như vậy, việc lấy ý kiến đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng thực hiện như sau:
Tiến hành lấy ý kiến
Trong quá trình thẩm định để chấp thuận chủ trương đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng thuộc đối tượng phải chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, cụ thể:
(1) Lấy ý kiến Bộ Xây dựng đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng mới hoặc sử dụng công nghệ mới dự án đầu tư có công trình cấp đặc biệt, cấp I ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng hoặc được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên;
(2) Lấy ý kiến Sở Xây dựng địa phương nơi thực hiện dự án đối với các dự án đầu tư còn lại không thuộc trường hợp quy định trên.
Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
- Đánh giá sự phù hợp về nguồn nguyên liệu sản xuất của dự án so với quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thông qua các chỉ tiêu về tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, tác động môi trường; quy mô đầu tư; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?