Mẫu báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do thiên tai 2024 như thế nào? Nội dung báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do thiên tai?
Mẫu báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do thiên tai 2024 như thế nào?
Thiên tai luôn gây ra những tổn thất nghiêm trọng về cả con người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do thiên tai năm 2024 là một tài liệu quan trọng nhằm tổng hợp, đánh giá những thiệt hại cụ thể, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và kế hoạch phòng chống cho tương lai.
Dưới đây là mẫu báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do thiên tai năm 2024:
>> Mẫu báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do thiên tai năm 2024: Tải về
Mẫu báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do thiên tai 2024 như thế nào? Nội dung báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do thiên tai? (Hình ảnh Internet)
Nội dung báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do thiên tai ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định về nội dung báo cáo nhanh thiệt hại do thiên tai gây ra như sau:
- Báo cáo nhanh
Tùy theo diễn biến của các loại hình thiên tai, mức độ và phạm vi ảnh hưởng, các nội dung chính được đề cập trong báo cáo gồm:
+ Tình hình thiên tai: loại hình thiên tai; thời gian xuất hiện; diễn biến, cường độ và phạm vi ảnh hưởng; khu vực bị cô lập; độ ngập sâu (nếu có); thời gian kết thúc (trường hợp thiên tai đã kết thúc tại thời điểm báo cáo).
+ Công tác chỉ huy ứng phó: nêu rõ việc chỉ huy, triển khai ứng phó với thiên tai. Kết quả đạt được đến thời điểm báo cáo, trong đó nêu rõ số dân được di dời, sơ tán, số tàu thuyền được thông báo, đang di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm, đang neo đậu tại bến, hoạt động ở vùng biển khác (nếu có).
+ Thống kê, đánh giá thiệt hại:
++ Phần trình bày: Tùy theo loại hình thiên tai, tình hình thiệt hại để thống kê, đánh giá thiệt hại, trong trường hợp chưa thể thống kê, đánh giá đầy đủ thì nêu rõ là thiệt hại ban đầu. Các chỉ tiêu chính, gồm: về người; về nhà ở; về giáo dục; về y tế; về nông nghiệp; về thủy lợi; về giao thông; một số chỉ tiêu khác quy định tại các Biểu mẫu từ 01 đến 06/TKTH - Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT (nếu có).
Riêng đối với thiệt hại về các công trình: đê điều, hồ đập, sạt lở, khu neo đậu tránh trú bão, công trình giao thông cần mô tả cụ thể: loại hư hỏng (sự cố); vị trí, địa điểm; thời gian xuất hiện, quy mô, diễn biến sự cố đến thời điểm báo cáo. Ước giá trị thiệt hại trong trường hợp có thể.
++ Phần Biểu mẫu: Thống kê các chỉ tiêu thiệt hại theo các Biểu mẫu từ 01/TKTH đến 06/TKTH- Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT, ước giá trị thiệt hại trong trường hợp có thể.
- Công tác khắc phục hậu quả: nêu rõ kết quả khắc phục hậu quả thiên tai đến thời điểm báo cáo bao gồm:
+ Công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn về người, tài sản;
+ Công tác khắc phục, sửa chữa công trình. Đối với các công trình phòng, chống thiên tai và công trình giao thông: nêu rõ các hình thức xử lý; kết quả thực hiện đến thời điểm báo cáo và dự kiến thời gian hoàn thành;
+ Công tác hỗ trợ thiệt hại về người, nhà ở, các nhu yếu phẩm thiết yếu và các hỗ trợ khắc phục hậu quả khác (nếu có).
- Đề xuất, kiến nghị
Nêu rõ các nội dung kiến nghị để ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương.
Phương pháp thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định về phương pháp thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại như sau:
(1) Thống kê, thu thập thông tin về thiệt hại do thiên tai phục vụ tổng hợp số liệu thống kê, đánh giá thiệt hại được thực hiện như sau:
- Quan sát điều tra tại hiện trường nơi xảy ra thiên tai, kiểm đếm và thống kê thiệt hại về các chỉ tiêu đã quy định trong các Biểu mẫu, ghi kết quả vào Biểu mẫu thống kê.
- Thu thập số liệu thông qua điều tra trong các khu dân cư, qua báo cáo của chính quyền cấp cơ sở và các đoàn công tác tại hiện trường.
(2) Tổng hợp và báo cáo
Số liệu về thiệt hại do thiên tai gây ra phải được thống kê và báo cáo kịp thời trước 24 giờ tính từ khi thiên tai bắt đầu xảy ra và được báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai, cụ thể:
- Trong thiên tai: Thống kê, đánh giá thiệt hại được thực hiện theo nguyên tắc cộng dồn, bổ sung hoặc sửa đổi mức độ thiệt hại (nếu có) đến thời điểm báo cáo, ghi chép theo các biểu mẫu thống kê cho từng loại hình thiên tai được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT.
- Sau thiên tai: Báo cáo đầy đủ kết quả số liệu thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra thông qua các Biểu mẫu thống kê cho từng loại thiên tai được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT trên cơ sở tổng hợp, bổ sung, điều chỉnh (nếu có) của báo cáo nhanh hàng ngày.
(3) Ước tính giá trị thiệt hại
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành đơn giá phục vụ công tác thống kê, tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để xác định giá trị thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?