Mẫu bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
- Mẫu bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
- Thẩm định hồ sơ mời thầu công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được thực hiện như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm phải phê duyệt hồ sơ mời thầu công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ?
Mẫu bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ tại quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGTVT quy định mẫu bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong lựa chọn nhà đầu tư như sau:
Tải mẫu bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ tại đây
Mẫu bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Thẩm định hồ sơ mời thầu công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 35 Thông tư 01/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Thẩm định hồ sơ mời thầu
Hồ sơ và nội dung thẩm định hồ sơ mời thầu thực hiện như đối với thẩm định hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 75 Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định thẩm định hồ sơ mời thầu như sau:
Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu;
- Dự thảo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Bản chụp các tài liệu: Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư;
- Tài liệu khác có liên quan.
Nội dung thẩm định bao gồm:
- Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
- Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Các nội dung liên quan khác.
Báo cáo thẩm định bao gồm:
- Khái quát nội dung của dự án, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Các ý kiến khác (nếu có).
Lưu ý: Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định cần tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.
Cơ quan nào có trách nhiệm phải phê duyệt hồ sơ mời thầu công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Thông tư 01/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Trách nhiệm của Cơ quan quản lý đường bộ
1. Tổ chức quản lý, lập hồ sơ dự án theo quy định.
2. Thực hiện các nhiệm vụ của Cơ quan có thẩm quyền được quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này; khoản 1 Điều 10; khoản 5 Điều 11; khoản 2 Điều 12; Điều 14; khoản 2 Điều 17; khoản 2 Điều 18, khoản 5 Điều 29 của Thông tư này và thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan có thẩm quyền trong ký kết hợp đồng, quản lý vận hành, khai thác với Nhà đầu tư trúng thầu trong thời gian thực hiện hợp đồng.
3. Phê duyệt hồ sơ mời thầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và danh sách xếp hạng nhà đầu tư.
4. Tổ chức lựa chọn một đơn vị đáp ứng năng lực để làm Bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của Bên mời thầu.
5. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác định sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (m2) đối với các dự án chưa giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc làm việc với cơ quan quản lý đã chi trả các chi phí để xác định giá trị (m2) trong trường hợp dự án đã giải phóng hoàn toàn mặt bằng theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này;
6. Lập phương án xác định giá sàn nộp ngân sách nhà nước (m3) trong hồ sơ mời thầu của dự án theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này.
7. Phối hợp với Cơ quan quản lý đất đai của địa phương để Cơ quan này chủ trì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoàn tất các thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo như quy định trên, Cơ quan quản lý đường bộ là cơ quan có trách nhiệm phải phê duyệt hồ sơ mời thầu công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ.
Thông tư 01/2023/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/5/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Thờ cúng tổ tiên là gì? Thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đâu? Thờ cúng tổ tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng?
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Phí bảo lãnh được quy định ra sao?
- Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc gì theo quy định?
- Điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh theo Nghị định 162/2024 như thế nào?