Mẫu bản thuyết minh báo cáo tài chính năm dành cho tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Mẫu bản thuyết minh báo cáo tài chính năm dành cho tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Mục đích của Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm đối với tổ chức tài chính vi mô là gì?
- Các chính sách kế toán áp dụng khi lập các chỉ tiêu trong bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm đối với tổ chức tài chính vi mô là gì?
Mẫu bản thuyết minh báo cáo tài chính năm dành cho tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Hiện nay, Thuyết minh báo cáo tài chính năm dành cho tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Mẫu số B09-TCVM ban hành kèm theo Thông tư 05/2019/TT-BTC:
Tải bản thuyết minh báo cáo tài chính năm dành cho tổ chức tài chính vi mô: tại đây.
Mẫu bản thuyết minh báo cáo tài chính năm dành cho tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Mục đích của Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm đối với tổ chức tài chính vi mô là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 80 Thông tư 05/2019/TT-BTC thì mục đích của Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm dành đối với tổ chức tài chính vi mô là:
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của Báo cáo tài chính dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu tổ chức tài chính vi mô xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính.
Các chính sách kế toán áp dụng khi lập các chỉ tiêu trong bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm đối với tổ chức tài chính vi mô là gì?
Căn cứ điểm 4.4 khoản 4 Điều 80 Thông tư 05/2019/TT-BTC thì các chính sách kế toán áp dụng khi lập các chỉ tiêu trong bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm đối với tổ chức tài chính vi mô là:
(1) Các loại tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán
- Ngân hàng thương mại mà TCVM lựa chọn tỷ giá để áp dụng trong kế toán;
- Tỷ giá áp dụng khi ghi nhận và đánh giá lại tài sản;
- Tỷ giá áp dụng khi ghi nhận và đánh giá lại nợ phải trả;
- Các loại tỷ giá áp dụng trong giao dịch khác.
(2) Nguyên tắc ghi nhận các khoản cho vay:
- Nguyên tắc ghi nhận cho vay từ nguồn vốn hoạt động của TCVM;
- Nguyên tắc ghi nhận cho vay từ nguồn vốn ủy thác;
- Nguyên tắc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; xóa sổ các khoản cho vay không có khả năng thu hồi.
(3) Nguyên tắc kế toán nợ phải thu
- Tiêu chí phân loại các khoản nợ phải thu;
- Có được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn gốc, kỳ hạn còn lại tại thời điểm báo cáo, theo nguyên tệ và theo từng đối tượng không?
- Có ghi nhận nợ phải thu không vượt quá giá trị có thể thu hồi không?
(4) Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nêu rõ hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp nào (Bình quân gia quyền; nhập trước, xuất trước; hay tính theo giá đích danh, phương pháp giá bán lẻ).
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ.
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Nêu rõ doanh nghiệp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên cơ sở chênh lệch lớn hơn của giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho có được xác định theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” hay không? Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là lập theo số chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay với số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết dẫn đến năm nay phải lập thêm hay hoàn nhập.
(5) Nguyên tắc ghi nhận và cách khấu hao TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính
Nguyên tắc kế toán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình:
- Nêu rõ giá trị ghi sổ của TSCĐ là theo nguyên giá hay giá đánh giá lại.
- Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu (chi phí nâng cấp, cải tạo, duy tu, sửa chữa) được ghi nhận vào giá trị ghi sổ hay chi phí sản xuất, kinh doanh;
- Nêu rõ các phương pháp khấu hao TSCĐ; Số phải khấu hao tính theo nguyên giá hay bằng nguyên giá trừ giá trị có thể thu hồi ước tính từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Các quy định khác về quản lý, sử dụng, khấu hao TSCĐ có được tuân thủ không?
Nguyên tắc kế toán TSCĐ thuê tài chính:
- Nêu rõ giá trị ghi sổ được xác định như thế nào;
- Nêu rõ các phương pháp khấu hao TSCĐ thuê tài chính.
(6) Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước
- Nêu rõ chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí hoạt động bao gồm những khoản chi phí nào.
- Phương pháp và thời gian phân bổ chi phí trả trước;
- Có theo dõi chi tiết chi phí trả trước theo kỳ hạn không?
(7) Nguyên tắc kế toán nợ phải trả
- Phân loại nợ phải trả như thế nào?
- Có theo dõi nợ phải trả theo từng đối tượng, kỳ hạn gốc, kỳ hạn còn lại tại thời điểm báo cáo, theo nguyên tệ không?
- Có đánh giá lại nợ phải trả thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không?
- Có ghi nhận nợ phải trả không thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán không?
- Có lập dự phòng nợ phải trả không?
(8) Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Nêu rõ các khoản chi phí chưa chi nhưng được ước tính để ghi nhận vào chi phí hoạt động trong kỳ là những khoản chi phí nào? Cơ sở xác định giá trị của những khoản chi phí đó.
(9) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:
- Nguyên tắc ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rõ các khoản dự phòng phải trả đã ghi nhận có thoả mãn các điều kiện quy định trong Chuẩn mực kế toán “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” không?.
- Phương pháp ghi nhận dự phòng phải trả: Nêu rõ các khoản dự phòng phải trả được lập thêm (hoặc hoàn nhập) theo số chênh lệch lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay so với số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng đang ghi trên sổ kế toán.
(10) Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu có được ghi nhận theo số vốn thực góp không?
- Lý do ghi nhận khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá hối đoái?
- Lợi nhuận chưa phân phối được xác định như thế nào? Nguyên tắc phân phối lợi nhuận, cổ tức.
(11) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản thu nhập:
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng, dịch vụ: Có tuân thủ đầy đủ các điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán “Doanh thu và thu nhập khác” hay không? Các phương pháp nào được sử dụng để ghi nhận thu nhập.
- Các nguyên tắc ghi nhận thu nhập khác.
(12) Nguyên tắc kế toán chi phí:
- Có ghi nhận đầy đủ chi phí hoạt động (hoạt động tín dụng; dịch vụ) và chi phí quản lý phát sinh trong kỳ không?
- Các khoản chi phí quản lý là gì?
(13) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành.
(14) Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác: Nêu rõ các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác với mục đích giúp cho người sử dụng hiểu được là Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được trình bày trên cơ sở tuân thủ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?