Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng? Tải chi tiết mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng ở đâu?
Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng? Tải chi tiết mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng ở đâu?
Bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng là bản tự kiểm điểm cá nhân mà mỗi Đảng viên phải viết nhằm tự đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, tu dưỡng đạo đức, và chấp hành các quy định của Đảng.
Bản kiểm điểm Đảng viên là cơ sở để cá nhân Đảng viên trình bày kết quả hoạt động của mình, ưu nhược điểm của kết quả đó.
Từ đó, Đảng viên phải nêu ra nguyên nhân của những hạn chế, đưa ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
Thông qua bản kiểm điểm này, Đảng viên sẽ ý thức được công tác Đảng của mình, từ đó nâng cao ý thức hoạt động, khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu điểm nhằm giúp nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của bản thân.
Tải mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng tại đây.
Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng? Tải chi tiết mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng ở đâu?
Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định Đảng viên có nhiệm vụ:
- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
Đảng viên có quyền gì?
Căn cứ theo Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, quy định Đảng viên có các quyền như sau:
- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên như sau:
(1) Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật.
(2) Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại (i, ii 2) thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
(i) Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với những vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật giải tán; vi phạm về chính trị nội bộ; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
(ii) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc quản lý và sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức Bộ Tài chính?
- Mẫu thông báo về việc rà soát thông tin đăng ký thuế theo Công văn 4735? Tải mẫu thông báo về ở đâu?
- Facebook là gì? Mạng xã hội Facebook là gì? Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
- Mẫu hợp đồng thi công nội thất mới nhất là mẫu nào? Người giám sát thi công nội thất có cần chứng chỉ hành nghề không?
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kế toán viên hạng 3? Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kế toán viên để được thăng hạng lên kế toán viên chính?