Mẫu Bản kiểm điểm cấp ủy chi bộ nông thôn cuối năm 2023 mới nhất theo Hướng dẫn 25-HD/TW 2023?
Mẫu Bản kiểm điểm cấp ủy chi bộ nông thôn cuối năm 2023 mới nhất là mẫu nào?
Căn cứ Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị do Ban Tổ chức Trung ương ban hành.
Mẫu Bản kiểm điểm cấp ủy chi bộ nông thôn cuối năm 2023 mới nhất là mẫu 01-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023.
> Tải Mẫu Bản kiểm điểm cấp ủy chi bộ nông thôn
Mẫu Bản kiểm điểm cấp ủy chi bộ nông thôn cuối năm 2023 mới nhất theo Hướng dẫn 25-HD/TW 2023? (Hình từ Internet)
Cách viết bản kiểm điểm cấp ủy chi bộ nông thôn theo Mẫu tại Hướng dẫn 25-HD/TW 2023?
Đối chiếu với Mẫu 01-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023, có thể tham khảo cách viết Mẫu bản kiểm điểm cấp ủy chi bộ nông thôn 01-HD KĐ.ĐG 2023 như sau:
*Thông tin cơ bản
Ghi rõ tên Đảng bộ, Tập thể kiểm điểm, ngày tháng năm thực hiện báo cáo kiểm điểm tập thể
*Nội dung báo cáo
I. Ưu điểm, kết quả đạt được
(1) Việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và hoạt động, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện quy chế làm việc.
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện: Xuất sắc > Tốt > Trung bình > Kém
(2) Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong nghị quyết đại hội, kế hoạch, chương trình công tác năm được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt.
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
(3) Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; trách nhiệm nêu gương; trách nhiệm giải trình; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân.
(4) Trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
- Hạn chế, khuyết điểm.
- Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.
III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.
IV. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.
V. Trách nhiệm của tập thể, cá nhân
Về những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; nguyên tắc tập trung dân chủ; các quy định, quy chế làm việc; công tác tổ chức, cán bộ; quản lý đảng viên; đổi mới phương thức lãnh đạo; các biện pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; kết quả xử lý sai phạm đối với tập thể, cá nhân...
VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
VII. Đề nghị xếp loại mức chất lượng.
Tự đề nghị xếp loại chất lượng theo các mức sau:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Hoàn thành nhiệm vụ
- Không hoàn thành nhiệm vụ
Đối tượng tập thể nào phải thực hiện kiểm điểm hàng năm theo Quy định 124-QĐ/TW 2023?
Căn cứ Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
Đối tượng kiểm điểm tập thể hàng năm được xác định tại Điều 5 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Đối tượng kiểm điểm
1. Tập thể
1.1. Các cấp ủy, tổ chức đảng:
a) Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.
b) Ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện; ban thường vụ đảng ủy cấp trên cơ sở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương và địa phương (bao gồm cả ban thường vụ cấp ủy cơ sở được giao quyền hoặc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở) và ban thường vụ cấp ủy ở cơ sở (nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành).
c) Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương và địa phương.
1.2. Tập thể lãnh đạo, quản lý:
a) Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ở Trung ương và địa phương; tập thể lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
b) Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c) Tập thể lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc; tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (do cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương hướng dẫn theo thẩm quyền).
Như vậy, đối tượng kiểm điểm tập thể hàng năm trong hệ thống chính trị gồm các tập thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?