Mẫu bài phát biểu khai giảng năm học mới của sinh viên 2024 2025? Bài phát biểu của tân sinh viên 2024 2025 thế nào?
Mẫu bài phát biểu khai giảng năm học mới của sinh viên 2024 2025? Bài phát biểu của tân sinh viên 2024 2025 thế nào?
Dưới đây là Mẫu bài phát biểu khai giảng năm học mới của sinh viên 2024 2025 (Bài phát biểu của tân sinh viên 2024 2025) như sau:
Mẫu bài phát biểu khai giảng năm học mới của sinh viên 2024 2025 (Bài phát biểu của tân sinh viên 2024 2025) SỐ 1 Kính thưa các quý vị đại biểu Kính thưa các thầy cô giáo Kính thưa các anh chị và các bạn sinh viên ..... thân mến! Em tên là ......... sinh viên lớp ....... Khoa ......... Thật là một vinh dự lớn lao dành cho em, khi hôm nay, được thay mặt hơn ...... sinh viên khóa ..... trường ................. phát biểu trong buổi lễ khai giảng long trọng này. Lời đầu tiên, em xin gửi tới quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, các anh chị và các bạn lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất! Vậy là một ngày tựu trường nữa lại đến. Vẫn là những cảm xúc hân hoan, tràn đầy niềm háo hức của tuổi trẻ; vẫn là những ngày thu với lá vàng rơi và gió lạnh ban mai. Tuy nhiên, khác hẳn với những mùa tựu trường năm xưa của cuộc đời học sinh, ngày khai giảng hôm nay còn tràn đầy niềm tự hào. Không tự hào sao được, khi chúng em đã làm được điều đó, chúng em đã trở thành tân sinh viên của trường .........., sắp được học tập và tu dưỡng dưới mái trường với bề dày lịch sử gần ........... năm xây dựng và phát triển. Trường .................. của chúng ta, em xin phép được nói như vậy, là một trong những ngôi trường danh giá và có chất lượng giảng dạy hàng đầu của Việt Nam ở các khối ngành kinh tế, thương mại và dịch vụ. Từ mái trường này, biết bao nhân tài với đầy đủ phẩm chất đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp đã tốt nghiệp để phục vụ cho xã hội, cho đất nước. Được trở thành một phần của những trang sử danh giá đó luôn là giấc mơ đối với em, cũng như với rất nhiều các bạn sinh viên khác. Giờ đây, khi giấc mơ đó đã thành hiện thực, được đứng trong buổi lễ khai giảng long trọng này, trong mỗi tân sinh viên ............ chúng em, đều gợi lên những cảm xúc, suy tư mới mẻ và thật ý nghĩa. Cuộc đời sinh viên của chúng em sắp tới đây sẽ hứa hẹn là quãng thời gian vô cùng đáng nhớ của mỗi người. Những gì đã qua và những gì sắp đến, bề bộn trong lòng bao hồi hộp, lo lắng đan xen. Những cảm xúc lắng đọng trong giờ phút thiêng liêng này sẽ mãi là một kỉ niệm không thể nào quên đối với chúng em. Chúng em biết rằng, khác với khi còn học trung học phổ thông, bước vào giảng đường đại học, được tiếp cận với một phương thức đào tạo mới chúng em sẽ phải học tập với một tinh thần hoàn toàn khác, mà điểm khác biệt rõ rệt nhất là chúng em phải thể hiện sự tự chủ, tính độc lập trong học tập. Nhưng chúng em luôn vững tin vì biết rằng đồng hành cùng chúng em luôn là các thầy cô giáo – những người đang ngày đêm tận tụy trên giảng đường để truyền đạt cho bao thế hệ sinh viên những kiến thức quý báu cùng những kỹ năng, kinh nghiệm để làm hành trang vào đời. Chúng em tin rằng bằng sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Nhà trường, Ban chủ nhiệm các Khoa, các phòng ban chức năng, các tổ chức quần chúng, các thầy cô giáo, cán bộ viên chức và các anh chị sinh viên khóa trước cùng với sự cố gắng của bản thân, chúng em sẽ quyết tâm vượt qua khó khăn ban đầu, nắm bắt được cơ hội và hoàn thành sứ mệnh vẻ vang mà Nhà trường và xã hội giao phó. Sinh viên .....chúng em nguyện đem hết sức mình không ngừng phấn đấu trong học tập và rèn luyện để đạt được thành tích tốt nhất, để tên sinh viên ...... sẽ được nhắc đến như một điểm sáng vinh quang trong lịch sử Nhà trường. Cùng với thế hệ đi trước, chúng em xin hứa sẽ nỗ lực phát huy truyền thống của sinh viên ......................... Cuối cùng, một lần nữa, em xin kính chúc các quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, cán bộ viên chức trong toàn trường cùng toàn thể các anh chị và các bạn sức khỏe, hạnh phúc. Chúc các bạn sinh viên ........ có nghị lực, niềm tin, vững vàng học tập bước trên con đường tương lai! Em xin chân thành cám ơn! TẢI VỀ: Mẫu số 2 TẢI VỀ: Mẫu số 3 |
Mẫu bài phát biểu khai giảng năm học mới của sinh viên 2024 2025? Bài phát biểu của tân sinh viên 2024 2025 thế nào? (Hình từ Internet)
Khối lượng học tập của giáo dục đại học thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định khối lượng học tập của giáo dục đại học như sau:
(1) Khối lượng học tập của chương trình đào tạo, của mỗi thành phần hoặc của mỗi học phần trong chương trình đào tạo được xác định bằng số tín chỉ.
- Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá;
- Đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.
(2) Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cụ thể như sau:
- Chương trình đào tạo đại học: 120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành;
- Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: 150 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành; hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
- Chương trình đào tạo thạc sĩ: 60 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
- Chương trình đào tạo tiến sĩ: 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ, 120 tín chỉ với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.
(3) Khối lượng học tập tối thiểu đối với các chương trình đào tạo song ngành phải cộng thêm 30 tín chỉ, đối với chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ phải cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng.
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học phải đáp ứng các yêu cầu sau:
(1) Phải rõ ràng và thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được về hiểu biết chung và năng lực cốt lõi ở trình độ đào tạo, những yêu cầu riêng của lĩnh vực, ngành đào tạo.
(2) Phải đo lường, đánh giá được theo các cấp độ tư duy làm căn cứ thiết kế, thực hiện và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng cho người học.
(3) Phải nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo, thể hiện được sự đóng góp rõ nét đồng thời phản ánh được những yêu cầu mang tính đại diện cao của giới tuyển dụng và các bên liên quan khác.
(4) Phải chỉ rõ bậc trình độ cụ thể và đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm, năng lực cần thiết theo quy định cho bậc trình độ tương ứng theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
(5) Phải bảo đảm tính liên thông với chuẩn đầu vào của trình độ đào tạo cao hơn (nếu có), đồng thời tạo cơ hội liên thông ngang giữa các chương trình cùng trình độ đào tạo, nhất là giữa các chương trình thuộc cùng nhóm ngành hoặc cùng lĩnh vực.
(6) Phải được cụ thể hóa một cách đầy đủ và rõ nét trong chuẩn đầu ra của các học phần và thành phần trong chương trình đào tạo, đồng thời được thực hiện một cách có hệ thống qua liên kết giữa các học phần và các thành phần.
(7) Phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khối lượng chương trình để phần lớn người học đã đáp ứng chuẩn đầu vào có khả năng hoàn thành của chương trình đào tạo trong thời gian tiêu chuẩn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?