Lưu ý về xoá tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên năm 2022 mà Đảng viên cần biết?
Đảng viên có những quyền gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về quyền của Đảng viên như sau:
“2. Điều 3: Về quyền của Đảng viên
2.1. (Khoản 1): Quyền được thông tin của Đảng viên.
Định kỳ hằng tháng hoặc đột xuất, theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và cấp uỷ cấp trên, các cấp uỷ Đảng thông tin cho Đảng viên về tình hình, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thời sự trong nước, thế giới… phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức Đảng và Đảng viên, góp phần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.2. (Khoản 2): Quyền của Đảng viên trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.
Thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
2.3. (Khoản 3): Quyền của Đảng viên trong việc phê bình, chất vấn tổ chức Đảng và Đảng viên; báo cáo, kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm.
Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức Đảng và Đảng viên ở mọi cấp; về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của Đảng viên đó; chịu trách nhiệm trước tổ chức Đảng về ý kiến của mình. Khi nhận được ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức Đảng và Đảng viên có trách nhiệm phải trả lời theo thẩm quyền, chậm nhất là 30 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở Đảng và Đảng viên, 60 ngày làm việc đối với cấp huyện, tỉnh và tương đương, 90 ngày làm việc đối với cấp Trung ương. Những trường hợp phức tạp cần phải kéo dài hơn thời gian quy định trên thì phải thông báo cho tổ chức Đảng và Đảng viên biết lý do.
2.4. Đảng viên được thông báo ý kiến nhận xét của cấp uỷ nơi làm việc và nơi cư trú khi xem xét bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử; được trình bày ý kiến với tổ chức Đảng, cấp uỷ Đảng khi xem xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.”
Như vậy Đảng viên có các quyền về thông tin, ứng cử, đề cử, bầu cử, quyền trong việc phê bình, chất vấn tổ chức Đảng, báo cáo với cơ quan có trách nhiệm.
Quy định về giới thiệu và kết nạp người vào Đảng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về giới thiệu và kết nạp người vào Đảng như sau:
“3. Điều 4: Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng
3.1. (Khoản 1): Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xem xét, ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng.
3.2. (Khoản 2): Đảng viên giới thiệu người vào Đảng.
3.2.1. Là Đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập hoặc cùng sinh hoạt nơi cư trú ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ cơ sở.
3.2.2. Nếu Đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến Đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chi bộ phân công Đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết Đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập hoặc cùng sinh hoạt nơi cư trú với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).
3.3. (Khoản 3): Vấn đề lịch sử chính trị, chính trị hiện nay và tiêu chuẩn chính trị của người vào Đảng thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
3.4. (Khoản 4): Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có Đảng viên, chưa có chi bộ.
3.4.1. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng (nơi người vào Đảng công tác, lao động, học tập, cư trú) giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công Đảng viên chính thức giúp đỡ người vào Đảng. Khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì chi bộ nơi có Đảng viên giúp đỡ người vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.
3.4.2. Việc kết nạp Đảng viên trong một số trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
3.5. Về kết nạp lại người vào Đảng.
3.5.1. Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.
b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; Đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.
c) Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.
3.5.2. Đối tượng không xem xét kết nạp lại.
Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt Đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.
3.5.3. Chỉ kết nạp lại một lần.
3.5.4. Những Đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.”
Như vậy, trong trường hợp ra khỏi Đảng vị lý do Tự bỏ sinh hoạt Đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên thì không được xem xét kết nạp lại Đảng.
Lưu ý về xoá tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên năm 2022 mà Đảng viên cần biết?
Xóa tên Đảng viên và giải quyết khiếu nại về xóa tên Đảng viên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về xoá tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên như sau:
“8. Điều 8: Xoá tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên
8.1. Xoá tên đảng viên.
Chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
8.2. Giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên.
8.2.1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xoá tên, đảng viên có quyền khiếu nại với cấp uỷ cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng.
8.2.2. Cơ quan tổ chức của cấp uỷ có trách nhiệm tham mưu giúp cấp uỷ giải quyết khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau: Không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương; không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
8.2.3. Không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau đây: Quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên nhận được quyết định xoá tên; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa có quyết định xoá tên của cấp uỷ đảng có thẩm quyền.
8.2.4. Việc giải quyết khiếu nại về xoá tên đối với đảng viên ở ngoài nước có quy định riêng.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn được cân nhắc xem lý do đại dịch covid là lý do chính đáng thì bạn sẽ không bị xóa tên đảng viên ra khỏi Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?