Lưu ý về thuốc kê đơn kháng vi rút điều trị COVID-19 cho người mắc bệnh điều trị tại nhà?
Nguyên tắc kê đơn thuốc
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 52/2017/TT-BYT về quy định đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về nguyên tắc kê đơn thuốc cụ thể như sau:
(1) Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
(2) Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
(3) Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
(4) Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.
- Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành.
- Dược thư quốc gia của Việt Nam;
(5) Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
(6) Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa lâm sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc phân công bác sỹ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh.
(7) Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh, chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
(8) Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 2 Thông tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng của người bệnh.
(9) Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều 6 Luật dược, cụ thể:
- Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
- Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,
- Thực phẩm chức năng;
- Mỹ phẩm.
Kê đơn thuốc kháng vi rút điều trị COVID-19
Hình thức kê đơn thuốc
Tại Điều 5 Thông tư 52/2017/TT-BYT về quy định đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về hình thức kê đơn thuốc cụ thể là:
(1) Kê đơn thuốc đối với người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn vào Đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và số theo dõi khám bệnh hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(2) Kê đơn thuốc đối với người bệnh điều trị ngoại trú:
Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người bệnh và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(3) Kê đơn thuốc đối với người bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị nội trú:
- Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến đủ 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Đơn thuốc hoặc Sổ khám bệnh của người bệnh và Bệnh án điều trị nội trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc chuyển tuyến về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.
(4) Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo thực hiện theo quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
Kê đơn thuốc kháng vi rút điều trị COVID-19
Theo quy định tại Công văn 2295/BYT-KCB ngày 06 tháng 5 năm 2022 về kê đơn thuốc kháng vi rút điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành quy định về việc kê đơn thuốc kháng vi rút điều trị COVID-19 cụ thể như sau:
(1) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê đơn thuốc kháng vi rút điều trị COVID-19 theo quy định tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 và Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.
(2) Về hướng dẫn sử dụng thuốc thực hiện theo: (1) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 của Bộ Y tế (Hiện nay thực hiện theo Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 và Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 27/02/2022 của Bộ Y tế); (2) Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành.
(3) Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, kiểm tra giám sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc thực hiện kê đơn thuốc kháng vi rút điều trị COVID-19 đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?