Lương giáo viên làm việc lâu năm từ 01/7/2024 khi bỏ phụ cấp thâm niên theo Nghị quyết 27 có giảm không?
Lương giáo viên làm việc lâu năm từ 01/7/2024 khi bỏ phụ cấp thâm niên theo Nghị quyết 27 có giảm không?
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương giáo viên sẽ không còn khoản phụ cấp thâm niên nghề nữa.
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức từ 01/7/2024 sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Từ năm 2025, bảng lương sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, lương viên chức giáo dục sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác.
Khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và đào tạo đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, vừa bảo đảm mức tăng theo mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với ngành giáo dục.
Ngoài bỏ phụ cấp thâm niên nghề, thì theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng sẽ bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, phụ cấp công vụ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm để đưa vào trong mức lương cơ bản.
Đồng thời, tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung cho giáo viên lâu năm, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động.
Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy. Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Điểm đáng chú ý là Nghị quyết 27 cũng nêu rõ quan điểm chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
So sánh về mức lương giữa giáo viên lâu năm và giáo viên mới ra trường, chắc chắn sẽ có sự khác biệt về bậc lương, mức độ công việc phức tạp cũng như thứ bậc chức vụ lãnh đạo (nếu có).
Tuy nhiên theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sau khi cải cách tiền lương, do mức lương mới không được thấp hơn lương hiện hưởng nên mức lương của giáo viên mới tuyển dụng sẽ không thể bằng lương của giáo viên lâu năm.
Như vậy, theo như nội dung nêu trên khi bỏ phụ cấp thâm niên từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương thì lương giáo viên nói chung đảm bảo sẽ tăng nhiều hơn các ngành khác, đồng thời lương giáo viên lâu năm vẫn sẽ cao hơn giáo viên mới tuyển dụng.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Lương giáo viên làm việc lâu năm từ 01/7/2024 khi bỏ phụ cấp thâm niên theo Nghị quyết 27 có giảm không? (Hình từ internet)
Cách tính lương giáo viên 2024 trước, sau cải cách tiền lương 2024?
Cách tính lương giáo viên trước khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024:
Lương của giáo viên các cấp trước khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 được tính theo công thức:
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng - Mức đóng các loại bảo hiểm |
Trong đó, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Hệ số lương của giáo viên được quy định cụ thể tại 04 Thông tư của Bộ GD&ĐT 01, 02, 03, 04 năm 2021 và được sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
Cách tính lương giáo viên từ 1/7/2024 sau khi cải cách tiền lương:
Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có nội dung liên quan đến cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 từ ngày 01/7/2024.
Khi thực hiện cải cách tiền lương đối với giáo viên từ 1/7/2024, sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Do đó, giáo viên sẽ được thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp.
Trong đó, lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương); các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Nghĩa là lương giáo viên = Lương cơ bản (70%) + Phụ cấp (30%) (nếu có) |
Đồng thời theo Nghị quyết 27 thì bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp) (nếu có)
Như vậy, so với trước khi cải cách tiền lương thì cách tính lương giáo viên đã có sự thay đổi từ 1/7/2024.
Hệ số lương giáo viên các cấp hiện nay thế nào?
Theo hướng dẫn tại 04 Thông tư của Bộ GD&ĐT gồm Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT và được sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT thì hệ số lương giáo viên các cấp hiện nay như sau:
Giáo viên | Hệ số lương |
Giáo viên mầm non | - Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89; - Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; - Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38. |
Giáo viên tiểu học | - Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; - Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38; - Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. |
Giáo viên trung học cơ sở | - Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; - Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38; - Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78. |
Giáo viên trung học phổ thông | - Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; - Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38; - Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. |
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng:
Xem toàn bộ văn bản cải cách tiền lương đang áp dụng:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?