Lương của bác sĩ khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 sẽ được hưởng theo vị trí việc làm đúng không?
Lương của bác sĩ khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 sẽ được hưởng theo vị trí việc làm đúng không?
Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức không còn tính theo hệ số và lương cơ sở như hiện nay.
Theo dự kiến thì nếu không có gì thay đổi sẽ thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong khu vực công và người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Theo đó cán bộ, công chức, viên chức sẽ được ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế cho hệ số x mức lương cơ sở. Mặc dù cải cách nhưng tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được đảm bảo không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Như vậy, có thể hiểu sau khi thực hiện cải cách tiền lương thì việc trả lương sẽ trả theo vị trí việc làm là việc cán bộ, công chức, viên chức ở vị trí việc làm nào sẽ được hưởng mức tiền lương của vị trí việc làm đó.
Do đó, khi thực hiện cải cách, tiền lương bác sĩ tại các đơn vị sự nghiệp công sẽ được trả lương theo vị trí việc làm thực hiện theo nguyên tắc đề ra tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu trên.
Lương của bác sĩ khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 sẽ được hưởng theo vị trí việc làm đúng không? (Hình từ internet)
Lương của bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV, quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
...
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.
Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP, công thức tính lương của bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Như vậy bảng lương của bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập gồm có
Hệ số lương | Đối tượng | Mức lương (Đơn vị: VNĐ) |
Từ 6,20 đến 8,00 | Bác sĩ | 11.160.000 đến 14.400.000 |
Từ 4,40 đến 6,78 | Bác sĩ chính | 7.920.000 đến 12.204.000 |
Từ 2,34 đến 4,98 | Bác sĩ cao cấp | 4.212.000 đến 8.964.000 |
Quan điểm chỉ đạo cải cách tiền lương ra sao?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đề cập đến quan điểm chỉ đạo cải cách tiền lương như sau:
- Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
- Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.
- Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
- Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
- Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?