Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2025? Tải về Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi mới nhất? Hiệu lực thi hành?
Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2025? Tải về Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi mới nhất?
Vừa qua, Quốc hội vừa ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội 2025.
TẢI VỀ Toàn văn Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2025
Theo đó, việc xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội được quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội 2025 sửa đổi Điều 48 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì xây dựng Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định và điều chỉnh Chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội; cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết, về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội trước khi trình Quốc hội và chủ trì tổ chức việc trình Quốc hội xem xét, thông qua luật, nghị quyết.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; ban hành nghị quyết để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
- Trình tự, thủ tục xây dựng, xem xét, ban hành pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trên đây là thông tin về Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2025? Tải về Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi mới nhất?
Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2025? Tải về Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi mới nhất? Hiệu lực thi hành? (Hình từ Internet)
Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội được quy định như thế nào?
Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội được quy định tại Điều 33 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, cụ thể như sau:
- Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Quốc hội và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu Quốc hội thấy cần thiết.
- Kiến nghị của đại biểu Quốc hội được gửi bằng văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó nêu rõ lý do, nội dung kiến nghị.
Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp, xử lý các kiến nghị của đại biểu Quốc hội theo thẩm quyền và báo cáo Quốc hội trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 hoặc trong các trường hợp khác mà Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy cần thiết.
- Trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, quyết định họp bất thường, họp kín hoặc có từ hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với một người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo để Quốc hội xem xét, quyết định.
- Số lượng kiến nghị cần thiết quy định tại khoản 3 Điều này là tổng số kiến nghị mà Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp nhận được trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp này đến trước ngày khai mạc kỳ họp tiếp theo hoặc đến trước ngày tiến hành phiên họp của Quốc hội về nội dung có liên quan trong trường hợp đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội tổ chức phiên họp kín.
- Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Hiệu lực thi hành Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2025 là khi nào?
Hiệu lực thi hành Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2025 được quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2025 như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua.
2. Các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội được tổ chức theo Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14 tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyết định về việc kết thúc hoạt động.
Theo đó, Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2025 có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 02 năm 2025.
Lưu ý: Các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội được tổ chức theo Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14 tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyết định về việc kết thúc hoạt động.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu mở bài trực tiếp, gián tiếp tả người thân trong gia đình em lớp 5 ngắn gọn? Các mức đánh giá kết quả giáo dục học sinh lớp 5 là gì?
- Đã có Luật Tổ chức Chính phủ 2025 có hiệu lực từ 01/03/2025? Toàn văn Luật tổ chức Chính phủ mới nhất?
- DK vs GEN mấy giờ? Đội hình thi đấu DK vs GEN chung kết nhánh thua LCK Cup 2025 như thế nào?
- Thể thơ là gì? Các thể thơ và cách nhận biết? Có mấy loại thể thơ? Mục tiêu của giáo dục phổ thông?
- Lời chúc đám cưới hay, ngắn gọn? Câu chúc đám cưới trăm năm tình viên mãn? Bao nhiêu tuổi được kết hôn?