Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất về lương hưu là luật nào? Lương hưu 2024 có tăng không từ 01/7/2024?
Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất về lương hưu là luật nào?
Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội đang được áp dụng là Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Về Luật mới nhất, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi hiện vẫn đang được thực hiện. Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, nếu không có sự thay đổi, dự kiến, Luật Bảo hiểm xã hội mới sẽ được thông qua trong năm 2024.
Cho đến thời điểm Luật mới được thông qua, Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất về lương hưu được áp dụng vẫn là Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Nội dung về lương hưu trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được đề cập tại Mục 4 từ Điều 53 đến Điều 65 (đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc) và từ Điều 72 đến Điều 79 (đối với bảo hiểm xã hội từ nguyện).
Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất về lương hưu là luật nào? Lương hưu 2024 có tăng không từ 01/7/2024? (Hình từ Internet)
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi sẽ được thông qua tại Kỳ họp Quốc hội thứ 7 vào tháng 5/2024?
Căn cứ Nghị quyết 89/2023/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 do Quốc hội ban hành.
Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 như sau:
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
1. Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024):
a) Trình Quốc hội thông qua 09 luật, 01 nghị quyết:
1. Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
2. Luật Lưu trữ (sửa đổi);
3. Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
4. Luật Đường bộ;
5. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
6. Luật Thủ đô (sửa đổi);
7. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp);
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;
10. Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 09 dự án luật:
1. Luật Công chứng (sửa đổi);
2. Luật Công đoàn (sửa đổi);
3. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
4. Luật Địa chất và khoáng sản;
5. Luật Phòng không nhân dân;
6. Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
7. Luật Tư pháp người chưa thành niên;
8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Theo đó, vào kỳ họp Quốc hội thứ 7 vào tháng 5/2024, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi sẽ được trình Quốc hội thông qua.
Đồng thời, kỳ họp này dự kiến cũng sẽ thông qua 08 luật và 01 nghị quyết khác.
Chính phủ đã thống nhất những nội dung gì dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi?
Ngày 28/7/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 114/NQ-CP năm 2023 Phiên họp Chính phủ tháng 7/2023 về dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.
Theo đó, Chính phủ quyết nghị nội dung về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) như sau:
Thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đánh giá dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có nhiều nội dung phức tạp, ảnh hưởng sâu rộng đến hệ thống an sinh xã hội và người lao động.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tích cực và khoa học trong việc tổ chức xây dựng dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung dự thảo Luật cơ bản đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách, hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội trong điều kiện mới, khắc phục nhiều bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật.
Theo đó, Chính phủ cơ bản thống nhất đối với các vấn đề như giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm; giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi; mở rộng nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc...
Lương hưu 2024 có tăng không từ 01/7/2024?
Vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, chính thức có hiệu lực từ 25/12/2023.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 104/2023/QH15 có đề cập về việc thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
Về thực hiện chính sách tiền lương
1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Như vậy, có thể thấy, từ 01/7/2024, sẽ điều chỉnh lương hưu. Theo đó, việc tăng lương hưu có thể sẽ được thực hiện.
Đồng thời là thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh mức trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải 09 mẫu quyết định bắt, tạm giam trong tố tụng hình sự mới nhất hiện nay? Ai có quyền quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
- Trong hình sự, tự thú là gì? Khi người phạm tội đến tự thú, cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản và ghi rõ những thông tin nào?
- Làm mất thẻ đảng viên thì cá nhân bị kỷ luật khiển trách đúng không? Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất là mẫu nào?
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là gì? Quy định về việc xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư?
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục bán lại nhà ở xã hội trong thời hạn 5 năm? Bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường không?