Lựa chọn tài khoản kế toán theo danh mục hệ thống tài khoản kế toán tại Thông tư 24/2024/TT-BTC như thế nào?
- Danh mục hệ thống tài khoản kế toán tại Thông tư 24/2024/TT-BTC ra sao?
- Lựa chọn tài khoản kế toán theo danh mục hệ thống tài khoản kế toán tại Thông tư 24/2024/TT-BTC ra sao?
- Nguyên tắc kế toán gồm những gì?
- Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán theo quy định của pháp luật ra sao?
Danh mục hệ thống tài khoản kế toán tại Thông tư 24/2024/TT-BTC ra sao?
Theo Điều 22 Luật Kế toán 2015, tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán chỉ được sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán cho mục đích kế toán tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.
Xem cụ thể Danh mục hệ thống tài khoản kế toán ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BTC: Tải
Lựa chọn tài khoản kế toán theo danh mục hệ thống tài khoản kế toán tại Thông tư 24/2024/TT-BTC như thế nào? (Hình từ Internet)
Lựa chọn tài khoản kế toán theo danh mục hệ thống tài khoản kế toán tại Thông tư 24/2024/TT-BTC ra sao?
Việc lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản quy định tại Điều 5 Thông tư 24/2024/TT-BTC như sau:
- Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư 24/2024/TT-BTC, các đơn vị lựa chọn tài khoản kế toán để áp dụng tại đơn vị phù hợp với cơ chế tài chính và hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Đơn vị kế toán được bổ sung các tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục I) kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BTC để hạch toán chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị.
- Trường hợp cần bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục I) kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BTC, thì đơn vị phải thực hiện theo quy định tại Luật Kế toán 2015 để đảm bảo thống nhất trong sử dụng tài khoản và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính, tránh bỏ sót hoặc trùng lặp thông tin báo cáo tài chính.
Bên cạnh đó, danh mục hệ thống tài khoản kế toán, giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán nêu tại Phụ lục I “Hệ thống tài khoản kế toán và hướng dẫn hạch toán kế toán” kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BTC.
Nguyên tắc kế toán gồm những gì?
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (Điều 3 Luật Kế toán 2015)
Theo Điều 6 Luật Kế toán 2015, nguyên tắc kế toán gồm 7 nguyên tắc sau:
- Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc.
Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
- Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
- Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
- Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời.
Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật Kế toán 2015 về nội dung công khai báo cáo tài chính và hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính.
- Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 6 Luật Kế toán 2015 còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.
Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán theo quy định của pháp luật ra sao?
Theo Điều 7 Luật Kế toán 2015, chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán như sau:
- Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính.
- Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế toán, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Thông tư 24/2024/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 và áp dụng từ năm tài chính 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Áp dụng pháp luật đối với giao dịch dân sự xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự hiện hành có hiệu lực?
- Mẫu năng lực tài chính của nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng? Cách viết mẫu năng lực tài chính của nhà đầu tư?
- Mẫu Bản cam kết đảm bảo an toàn cho nhà ở liền kề và xung quanh khi xây dựng? Nhà thầu thi công xây dựng có quyền và nghĩa vụ nào?
- Mẫu Đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng nhà ở, nhà chung cư mới nhất? Cách viết đơn khởi kiện đúng luật?
- Mẫu Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu trường đại học? Điều kiện cho phép hoạt động đào tạo?