Lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp như thế nào từ ngày 01/5/2024?
Lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp như thế nào từ ngày 01/5/2024?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định đối với cụm công nghiệp có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định 32/2024/NĐ-CP thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp để chấm điểm.
+ Thành phần Hội đồng gồm:
++ Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
++ Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo các Sở Công Thương
++ Sở Kế hoạch và Đầu tư, các thành viên khác là đại diện một số sở, cơ quan liên quan;
++ Thư ký Hội đồng là đại diện phòng chuyên môn của Sở Công Thương và không phải là thành viên Hội đồng
+ Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương và quy định của pháp luật liên quan, Hội đồng thống nhất nguyên tắc, phương thức làm việc, các nội dung của từng tiêu chí và mức điểm tối đa tương ứng cho phù hợp dựa trên thang điểm 100 cho các tiêu chí như sau:
++ Phương án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (tối đa 15 điểm);
++ Phương án quản lý, bảo vệ môi trường cụm công nghiệp (tối đa 15 điểm);
++ Năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã (tối đa 30 điểm)
++ Phương án tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (tối đa 40 điểm).
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có số điểm từ 50 trở lên được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tại Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
+ Trường hợp có từ 02 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức trở lên cùng đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thì giao doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có số điểm cao nhất;
+ Nếu có từ hai doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có số điểm cao nhất bằng nhau thì giao doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức theo đề xuất của Chủ tịch Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư.
Như vậy doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức sẽ được Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp chấm điểm dựa trên những tiêu chí cụ thể và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp nếu có số điểm từ 50 trở lên.
Lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp như thế nào từ ngày 01/5/2024?
Doanh nghiệp đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp phải nộp hồ sơ gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập hoặc mở rộng cụm công nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trường hợp cụm công nghiệp nằm trên hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao một Ủy ban nhân dân cấp huyện trình đề nghị thành lập hoặc mở rộng cụm công nghiệp;
- Văn bản của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (trong đó có cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật và chịu mọi chi phí, rủi ro nếu không được chấp thuận) kèm theo Báo cáo đầu tư thành lập hoặc mở rộng cụm công nghiệp và bản đồ xác định vị trí, ranh giới của cụm công nghiệp;
- Bản sao hợp lệ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
- Bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:
+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất;
+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
+ Bảo lãnh về năng lực tài chính;
+ Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính (nếu có);
- Bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh kinh nghiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và các văn bản, tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Theo đó, doanh nghiệp đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp phải nộp hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập hoặc mở rộng cụm công nghiệp;
- Văn bản đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp kèm theo Báo cáo đầu tư thành lập hoặc mở rộng cụm công nghiệp và bản đồ xác định vị trí, ranh giới của cụm công nghiệp;
- Bản sao hợp lệ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh kinh nghiệm của doanh nghiệp và các văn bản, tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Những nội dung nào sẽ được thẩm định khi đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp từ ngày 01/5/2024?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định nội dung thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp như sau:
- Tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
- Nội dung, tính khả thi của Báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, gồm:
+ Căn cứ pháp lý, sự cần thiết, sự phù hợp với quy hoạch tỉnh và quy hoạch khác liên quan;
+ Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; nhu cầu sử dụng đất, khả năng đáp ứng điều kiện cho thuê đất, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Tên gọi, diện tích, mục tiêu, ngành nghề hoạt động và lựa chọn phương án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
+ Tư cách pháp lý, năng lực của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, tổng mức đầu tư, cơ cấu, khả năng cân đối và các giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư để hoàn thành hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;
Tính khả thi của phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhà ở cho lao động của cụm công nghiệp;
+ Chi phí liên quan và phương thức quản lý, khai thác sử dụng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp sau khi đi vào hoạt động;
+ Giải pháp thu hút đầu tư, di dời các dự án, cơ sở gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn cấp tỉnh (nếu có);
Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thành lập, mở rộng cụm công nghiệp và tác động môi trường của cụm công nghiệp;
+ Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có).
Theo đó, khi đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp thì hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp và báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp sẽ được Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thẩm định theo trình tự thủ quy định tại Điều 10 Nghị định 32/2024/NĐ-CP.
Nghị định 32/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?