Lời nhận xét môn Toán lớp 2 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Toán lớp 2 theo Thông tư 27 thế nào?

Lời nhận xét môn Toán lớp 2 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Toán lớp 2 theo Thông tư 27 thế nào?

Lời nhận xét môn Toán lớp 2 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Toán lớp 2 theo Thông tư 27 thế nào?

Lời nhận xét môn Toán lớp 2 năm học 2024 2025 (Lời nhận xét môn Toán lớp 2 theo Thông tư 27) như sau:

Lời nhận xét môn Toán lớp 2 năm học 2024 2025 (Lời nhận xét môn Toán lớp 2 theo Thông tư 27)

Học sinh tiếp thu bài tốt, nắm vững các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100.

Em đã hiểu và áp dụng được các khái niệm cơ bản về hình học (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, v.v.).

Em nắm chắc cách đếm và đọc số trong phạm vi 1000, có sự tiến bộ rõ rệt so với đầu năm.

Em có sự tiến bộ trong việc giải các bài toán. Cần cố gắng luyện tập thêm để rèn khả năng tư duy giải toán.

Em luôn tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập của môn Toán.

Em có sự tự tin khi tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên và trao đổi với bạn bè.

Em tập trung cao độ khi học bài, thường hoàn thành bài tập đúng thời gian và cẩn thận.

Em có thái độ học tập nghiêm túc, cần phát huy thêm tinh thần tự học để nâng cao khả năng.

Em thực hiện thành thạo các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1000.

Em tính toán nhanh nhạy và thường hoàn thành bài tập đúng yêu cầu.

Em đã biết cách giải toán nhưng cần rèn luyện thêm kỹ năng trình bày bài.

Em thực hành tốt với các phép tính cơ bản và thường xuyên đưa ra câu trả lời chính xác.

Em cần chú ý cẩn thận hơn khi làm bài để tránh sai sót không đáng có.

Em cần dành thêm thời gian để luyện tập cách giải toán có lời văn để nâng cao khả năng phân tích.

Em cần luyện tập thêm với các bài tập đòi hỏi tính toán nhanh để nâng cao kỹ năng thực hành.

Em cần chú ý hơn vào việc trình bày bài làm để rõ ràng và chính xác hơn.

Em có tiềm năng tốt trong môn Toán, cố gắng phát huy thêm để đạt kết quả cao hơn.

Em rất chăm chỉ và đã có tiến bộ rõ rệt. Cố gắng duy trì và rèn luyện thêm nhé!

Cô rất vui với sự tiến bộ của em, hy vọng em sẽ ngày càng tiến bộ hơn nữa.

Em có tinh thần học tập tốt, nếu tiếp tục cố gắng, cô tin em sẽ còn đạt được nhiều thành tích cao.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Lời nhận xét môn Toán lớp 2 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Toán lớp 2 theo Thông tư 27 thế nào?

Lời nhận xét môn Toán lớp 2 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Toán lớp 2 theo Thông tư 27 thế nào? (Hình từ Internet)

Đánh giá học sinh lớp 2 qua những nội dung nào?

Căn cứ theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
2. Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
c) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
d) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Như vậy, đánh giá học sinh lớp 2 sẽ qua những nội dung sau:

- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:

+ Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

+ Những năng lực cốt lõi:

++ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;

++ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học ra sao?

Căn cứ theo Điều 7 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ học sinh tiểu học như sau:

(1) Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục

(i) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

(ii) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;

Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.

(iii) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:

- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;

- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;

- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

(iv) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.

Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:

(i) Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.

(ii) Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.

(iii) Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

Giáo dục tiểu học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lời nhận xét môn Toán lớp 2 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Toán lớp 2 theo Thông tư 27 thế nào?
Pháp luật
Viết đoạn văn nêu lý do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4? Đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học gồm các nội dung nào?
Pháp luật
Viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em hay, chọn lọc nhất? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu và viết của học sinh lớp 4?
Pháp luật
Vấn đề giáo dục giới tính dành cho trẻ em cấp tiểu học hiện nay được lồng ghép vào chương trình học ra sao?
Pháp luật
Lời dẫn đón học sinh vào lớp 1 năm học 2024 2025 ý nghĩa nhất? Kịch bản chương trình chào đón học sinh lớp 1?
Pháp luật
Giáo viên trường tiểu học không được dạy thêm học sinh tiểu học? Xử lý hành vi ép buộc học sinh tiểu học học thêm thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025 của Bộ GD&ĐT như thế nào?
Pháp luật
Chứng từ chứng minh hoàn thành bậc học tiểu học? Giáo dục tiểu học phải bảo đảm những yêu cầu gì về nội dung?
Pháp luật
Phạm nhân dưới 18 tuổi chưa học xong chương trình tiểu học sẽ phải được phổ cập giáo dục tiểu học đúng không?
Pháp luật
8 tuổi học lớp mấy? Phụ huynh của học sinh tiểu học có thể chọn trường ở đâu để con theo học?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục tiểu học
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
56 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục tiểu học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục tiểu học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào