Lời chúc Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy 4 10 ý nghĩa? Lời chúc ngày PCCC 4 10 thế nào?
Lời chúc Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy 4 10 ý nghĩa? Lời chúc ngày PCCC 4 10 thế nào?
>> Xem thêm: Ngày 3 tháng 10 có các ngày lễ gì?
>> Xem thêm: 4 tháng 10 có các ngày lễ gì?
Lời chúc Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy 4 10 ý nghĩa (Lời chúc ngày PCCC 4 10) như sau:
Lời chúc Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy 4 10 ý nghĩa (Lời chúc ngày PCCC 4 10) (1) Nhân ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy 4 10 xin chúc các chiến sĩ tham gia PCCC luôn khỏe mạnh, an toàn và hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. (2) Nhân ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy 4 10 xin chân thành cảm ơn các anh luôn vững sức khỏe, nhiệt huyết trong sự nghiệp. Cảm ơn các anh luôn bảo vệ sự an toàn cho cộng đồng. (3) Chúc các chiến sĩ luôn vững chắc thần thép, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao! (4) Chúc các anh luôn bình an trong mỗi lần ra trận và trở về trong niềm vui chiến thắng. (5) Chúc mừng ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy 4 10. Mong các anh luôn giữ vững niềm tin và tinh thần kinh cảm. (6) Cảm ơn các chiến sĩ đã hy sinh thầm lặng vì sự an toàn của người dân! Chúc các anh luôn bình an! (7) Mong rằng các chiến sĩ sẽ luôn giữ vững sức khỏe, nhiệt huyết để bảo vệ sự an toàn cho xã hội. (8) Chúc các anh luôn vững vàng trước mọi thử thách, hoàn thành nhiệm vụ với lòng nhiệt huyết và bản lĩnh. (9) Nhân Ngày 4/10 ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, xin chúc các chiến sĩ mạnh mẽ, kiên cường và bảo vệ tốt cho cộng đồng. (10) Chúc các chiến sĩ Phòng cháy chữa cháy bình an luôn đạt được nhiều thành tích xuất sắc! *Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo. |
Lời chúc Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy 4 10 ý nghĩa? Lời chúc ngày PCCC 4 10 thế nào? (Hình từ Internet)
Hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy chữa cháy gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy chữa cháy gồm:
- Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
- Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Báo cháy giả.
- Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.
- Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
- Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.
- Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy hiện nay ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy như sau:
(1) Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(2) Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.
(3) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.
- Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:
+ Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;
+ Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.
- Cá nhân có trách nhiệm:
+ Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
+ Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;
+ Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
+ Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
+ Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001.
(4) Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?