Loài ngoại lai xâm hại là gì? Có được nuôi ốc bươu vàng không? Nuôi loài ngoại lai xâm hại bị xử phạt như thế nào?
Có phải sinh vật ngoại lai nào cũng là loài ngoại lai xâm hại hay không?
Căn cứ khoản 18 và khoản 19 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 có quy định về loài ngoại lai và loài ngoại lai xâm hại như sau:
Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng.
Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.
Theo đó, có thể hiểu loài ngoại lai xâm hại là loài từ một nơi khác đến sinh sống và gây hại lấn chiếm môi trường sống của các loài bản địa.
Tuy nhiên, không phải loài ngoại lai nào cũng được xác định là loài ngoại lai xâm hại. Căn cứ Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BTNMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại. Những loài nằm ngoài danh mục này không được coi là loài ngoại lai xâm hại. Cụ thể, những tiêu chí đó được quy định như sau:
Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại
1. Nội dung đánh giá nguy cơ xâm hại của loài ngoại lai bao gồm:
a) Thông tin về loài: tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh, mô tả đặc điểm hình thái của loài;
b) Đặc điểm khí hậu nơi phát sinh nguồn gốc hoặc nơi loài đã thiết lập quần thể;
c) Lịch sử xâm hại của loài trên thế giới và ở Việt Nam;
d) Các đặc điểm của loài có nguy cơ ảnh hưởng bất lợi đến môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người;
đ) Đặc điểm sinh sản, cơ chế phát tán và các đặc tính về khả năng chống chịu của loài với các điều kiện môi trường.
2. Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại:
Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn hoặc gây hại đối với các sinh vật bản địa, phát tán mạnh hoặc gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển ở Việt Nam;
b) Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học và được ghi nhận là xâm hại ở khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm có biểu hiện xâm hại.
Loài ngoại lai xâm hại là gì? Có được nuôi ốc bươu vàng không? Nuôi loài ngoại lai xâm hại bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Có được nuôi ốc bươu vàng không?
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 35/2018/TT-BTNMT có quy định về Danh mục loài ngoại lai xâm hại. Trong đó, tại Mục B Động vật không xương sống có liệt kê loài ốc bươu vàng.
Theo đó, ốc bươu vàng được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định là loài ngoại lai xâm hại.
Căn cứ Điều 7 và Điều 51 Luật Đa dạng sinh học 2008 có quy định như sau:
Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học
1. Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.
...
7. Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.
...
Điều 51. Kiểm soát sự lây lan, phát triển của loài ngoại lai xâm hại
1. Nhà nước đầu tư, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư thực hiện các chương trình cô lập và diệt trừ loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực phân bố, lập kế hoạch cô lập và diệt trừ loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại tại địa phương.
3. Tổ chức, cá nhân phát hiện loài ngoại lai xâm hại phải thông báo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất. Sau khi nhận được thông báo, Ủy ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo với cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có biện pháp kiểm soát.
Ngoài ra, căn cứ Điều 51 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nuôi loài ngoại lai xâm hại. Trong đó, có liệt kê trường hợp nuôi loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi khu bảo tồn
Theo đó, hiện nay việc nuôi trồng loài ngoại lai xâm hại đang được quản lý chặt chẽ và chỉ có một số khu vực được phép nuôi cũng như quản lý sự phát tán của những loài ngoại lai này.
Nuôi loài ngoại lai xâm hại bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 51 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nuôi loài ngoại lai xâm hại. Cụ thể, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến mức cao nhất là 1 tỷ đồng.
Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt này là gấp đôi, căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Ngoài ra, chủ thể có hành vi phát tán các loài ngoại lai xâm hại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại - Điều 246 Bộ luật Hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?