Liên đoàn Lao động tỉnh, TP trực thuộc TW phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được thông tin các vụ tai nạn lao động nào theo Chỉ thị 01?

Liên đoàn Lao động tỉnh, TP trực thuộc TW phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được thông tin các vụ tai nạn lao động nào theo Chỉ thị 01? - Câu hỏi của chị D.N (Bình Dương)

Liên đoàn Lao động tỉnh, TP trực thuộc TW phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được thông tin các vụ tai nạn lao động nào theo Chỉ thị 01?

Căn cứ tại Mục 6 Chỉ thị 01/CT-TLĐ năm 2012 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc thực hiện thống kê, báo cáo tai nạn lao động trong hệ thống công đoàn quy định như sau:

Để việc thống kê, phân tích, báo cáo tai nạn lao động trong thời gian tới được đầy đủ, chính xác, kịp thời qua đó giúp các cấp công đoàn có cơ sở xây dựng kế hoạch, chương trình công tác bảo hộ lao động, đề ra các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người lao động, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
...
6. Đối với các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao đợng có từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra trên địa bàn thì ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn; sau khi hoàn thành điều tra, lập biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra phải sao gửi biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động về Tổng Liên đoàn và cho Công đoàn ngành TW (nếu CĐCS để xảy ra tai nạn lao động là đơn vị trực thuộc ngành TW).
...

Như vậy, Chỉ thị 01/CT-TLĐ ngày 19/11/2012 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc thực hiện thống kê, báo cáo tai nạn lao động trong hệ thống công đoàn quy định: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được được thông tin đối với các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động có từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra trên địa bàn.

Liên đoàn Lao động tỉnh, TP trực thuộc TW phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được thông tin các vụ tai nạn lao động nào theo Chỉ thị 01?

Liên đoàn Lao động tỉnh, TP trực thuộc TW phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được thông tin các vụ tai nạn lao động nào theo Chỉ thị 01? (Hình từ Internet)

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn thực hiện nghiêm túc các nội dung nào trong Chỉ thị 01?

Tại Chỉ thị 01/CT-TLĐ năm 2012 có nêu rõ Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn thực hiện nghiêm túc các nội dung như sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn và Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động nhằm quán triệt, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ công đoàn các cấp về công tác khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động.

- Đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan quản lý lao động tại địa phương tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra về công tác khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.

Đưa nội dung công tác khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động trở thành tiêu chí để xem xét đánh giá khen thưởng hàng năm.

- Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động các cấp, yêu cầu mỗi công đoàn cơ sở phân công một ủy viên BCH, mỗi Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải phân công một cán bộ theo dõi công tác BHLĐ và chịu trách nhiệm thống kê, phân tích, báo cáo tình hình tai nạn lao động.

- Đối với công đoàn cơ sở cần nâng cao chất lượng tham gia điều tra tai nạn lao động tại cơ sở; lập sổ thống kê tai nạn lao động và ghi đầy đủ các vụ tai nạn lao động đã xảy ra vào sổ thống kê; thực hiện định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo công đoàn cấp trên trực tiếp và báo cáo Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

- Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn tổng hợp tình hình tai nạn lao động trong các đơn vị thuộc địa phương, ngành, đơn vị quản lý, định kỳ báo cáo Tổng Liên đoàn theo mốc thời gian: báo cáo 6 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7, báo cáo cả năm trước ngày 25 tháng 1 năm sau.

- Đối với các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao đợng có từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra trên địa bàn thì ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn; sau khi hoàn thành điều tra, lập biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra phải sao gửi biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động về Tổng Liên đoàn và cho Công đoàn ngành TW (nếu CĐCS để xảy ra tai nạn lao động là đơn vị trực thuộc ngành TW).

Bảo đảm an toàn vệ sinh, lao động theo nguyên tắc thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động

- Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.

- Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.

- Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghỉ tai nạn lao động có được tính phép năm?
Pháp luật
Công văn 30130 về báo cáo tình hình tai nạn lao động, công tác ATVSLĐ năm 2024 tại TPHCM thế nào?
Pháp luật
Người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
Pháp luật
Quy trình điều tra lại tai nạn lao động theo Nghị định 143/2024 được quy định như thế nào? Chi phí điều tra lại tai nạn lao động do ai trả?
Pháp luật
Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện chậm so với thời hạn quy định với những trường hợp nào theo Nghị định 143/2024?
Pháp luật
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được sử dụng như thế nào theo Nghị định 143/2024? Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?
Pháp luật
Thời gian giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ ngày 1 1 2025?
Pháp luật
Công ty cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục xin hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động quay trở lại làm việc sau khi bị tai nạn lao động như thế nào?
Pháp luật
Tai nạn giao thông trên đường từ nhà đi tới chỗ làm có được xem là tai nạn lao động không?
Pháp luật
Điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động đối với người lao động là gì? Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động
6,180 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào