Lịch tổ chức 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 2024? Xem chi tiết lịch tổ chức 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 2024 ở đâu?
Lịch tổ chức 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 2024? Xem chi tiết lịch tổ chức 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 2024 ở đâu?
Tại Kế hoạch 286/KH-UBND năm 2024 tải lịch tổ chức 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 2024 như sau:
- 08h00: Đón tiếp đại biểu.
- 09h00: Chương trình nghệ thuật.
- 09h30:
+ Lễ Chào cờ.
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
+ Phát biểu của đại diện nhân chứng lịch sử.
+ Phát biểu của đại diện thế hệ trẻ Thủ đô.
+ Kết thúc buổi Lễ
Theo đó, Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) được tổ chức vào 9h00 sáng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia
(Cổng số 1, Đại Lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Tại Kế hoạch 290/KH-UBND năm 2024 Tải về về tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Truyền hình trực tiếp Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ngày 10/10/2024. - Từ 19h00 - 19h45: Đón tiếp đại biểu, ổn định tổ chức. - Từ 20h10 - 21h40: Truyền hình trực tiếp Chương trình “Hà Nội - Bản hùng ca phố” trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam. + Chương 1: Trận địa trong Thành phố. + Chương 2: “9 năm rừng lòng vẫn Thủ đô”. + Chương 3: “Bài ca Hà Nội”. |
Thông tin trên là Lịch tổ chức 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 2024.
Lịch tổ chức 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 2024? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ vào ngày 10 10 2024 không?
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, trong năm 2024, người lao động có những ngày nghỉ lễ, tết như trên.
Do đó, ngày 10 10 2024 không thuộc 1 trong những ngày lễ tết được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
...
Theo quy định trên, khi người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một doanh nghiệp thì được nghỉ hằng năm từ 12 - 16 ngày.
Bên cạnh đó, Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 có quy định nếu làm lâu năm thì người lao động còn được cộng phép thâm niên (cứ đủ 05 năm làm việc tính thêm 01 ngày phép).
Như vậy, trong trường hợp người lao động muốn nghỉ vào ngày thì người lao động có thể xin nghỉ phép tương ứng với số ngày được nghỉ phép và được nghỉ có hưởng lương.
Đồng thời, nếu ngày 10 10 2024 rơi ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người lao động được nghỉ vào ngày đó.
Mục đích tổ chức Chương trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô là gì?
Căn cứ tại Mục 1 Phần I Kế hoạch 290/KH-UBND năm 2024 Tải về có nêu rõ về mục đích tổ chức Chương trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô như sau:
- Nêu bật ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tự hào về Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng.
- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; khẳng định tầm nhìn, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội trong tương lai theo Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; nhấn mạnh chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: “Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người - Nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý, tiêu biểu của dân tộc”.
- Giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp Nhân dân, sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông trong quá trình đấu tranh, bảo vệ, xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội; đồng thời cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và Nhân dân quyết tâm xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" phát triển toàn diện và bền vững.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tố tụng dân sự là gì? Quy định về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự?
- Mẫu tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hội viên Hội công chứng viên phải báo cáo với ai về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu?
- Có xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với người nước ngoài không? Có mấy hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?
- Thuế suất thuế GTGT hoạt động xây dựng từ 1/7/2025 là bao nhiêu? Thuế VAT tháng 7 2025 là bao nhiêu?