Lịch thi vào lớp 10 THPT Hải Dương 2024 thế nào? Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Hải Dương thi bao nhiêu môn?
Lịch thi vào lớp 10 THPT Hải Dương 2024 thế nào?
Xem thêm: Điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 Hải Dương chính thức
Theo Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-UBND Tải, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải dương nêu rõ Lịch thi vào lớp 10 THPT trên địa bàn tỉnh như sau:
(1) Lịch thi vào lớp 10 THPT Công lập diễn ra vào ngày 01 và 02 tháng 6 năm 2024. Cụ thể:
(2) Lịch thi vào lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi diễn ra từ ngày 01 đến 03 tháng 6 năm 2024. Cụ thể:
(3) Đối với tuyển sinh vào lớp 10 THPT tư thục và lớp 10 Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT thì phương án tuyển sinh, xác định cụ thể phương thức tuyển sinh, trình Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt trước ngày 30/4/2024.
Lịch xét tuyển sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo sau.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Hải Dương thi bao nhiêu môn?
Theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-UBND thì kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Hải Dương thi những môn sau:
(1) Đối với tuyển sinh vào lớp 10 THPT Công lập
- Bài thi Toán, Ngữ văn (hệ số 2): Hình thức tự luận; thời gian 120 phút/bài thi.
- Bài thi Tiếng Anh (hệ số 1): Hình thức trắc nghiệm; thời gian 60 phút
(2) Đối với tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi
Thí sinh phải làm ba bài thi: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (cùng đề và thời gian như thi vào trường trung học phổ thông công lập) và bài thi môn chuyên (theo đăng ký dự thi của thí sinh).
- Các lớp chuyên Tiếng Anh, lớp chuyên Tiếng Pháp, lớp chuyên Tiếng Nga tuyển sinh bằng bài thi môn chuyên Tiếng Anh;
- Lớp chuyên Toán, lớp chuyên Tin học tuyển sinh bằng bài thi môn chuyên Toán.
Lưu ý: Môn Tiếng Anh kết hợp tự luận và trắc nghiệm; các môn còn lại thi tự luận.
Hồ sơ nhập học lớp 10 gồm có những giấy tờ gì? Thủ tục nhập học ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Hồ sơ tuyển sinh
1. Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
2. Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Học bạ cấp trung học cơ sở.
4. Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
5. Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật.
Theo như quy định trên, hồ sơ nhập học lớp 10 bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Học bạ cấp trung học cơ sở.
- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
- Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật.
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của từng trường.
Đồng thời tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
a) Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
b) Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
2. Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.
3. Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
5. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch tuyển sinh lớp 10, thủ tục nhập học lớp 10 sẽ tùy thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng sở giáo dục.
Tuy nhiên, thủ tục nhập học lớp 10 cơ bản có những bước sau:
Bước 1: Xem kết quả cũng như điểm chuẩn và điểm thi tại các trường THPT mà mình đăng ký nguyện vọng.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ nhập học. (Lưu ý: chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ trước ngày làm thủ tục nhập học ít nhất 1 tuần)
Bước 4: Phụ huynh, học sinh tiến hành làm thủ tục nhập học tại trường theo danh sách trúng tuyển.
Bước 5: Nhận lớp, nhận giáo viên chủ nhiệm và chuẩn bị các công tác cho năm học mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?