Lịch đi học lại sau hè 2024 2025 mới nhất cho học sinh khi nào có? Tuyển sinh các lớp đầu cấp 2024-2025 trước 31/07/2024?

Lịch đi học lại sau hè 2024 2025 mới nhất cho học sinh khi nào có? Tuyển sinh các lớp đầu cấp 2024-2025 trước 31/07/2024?

Lịch đi học lại sau hè 2024 2025 mới nhất cho học sinh khi nào có?

>> Xem thêm: Lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 2 9 2024 chính thức

Ngày 01/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Theo đó, tại Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:

- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.

- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.

- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.

Như vậy, theo như khung kế hoạch trên thì lịch tựu trường năm học 2024 2025 học sinh cả nước như sau:

- Học sinh sẽ tựu trường sớm nhất trước ngày khai giảng 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng (tức ngày 29/8/2024).

- Riêng Lớp 1, học sinh sẽ tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng (tức ngày 22/8/2024).

- Học sinh khai giảng vào ngày 5/9/2024.

Lưu ý: Tùy theo kế hoạch của từng tỉnh thành mà lịch tựu trường năm học 2024 2025 có thể khác nhau.

>> Xem lại Lịch đi học lại 2023-2024

Lịch đi học lại sau hè 2024 2025 mới nhất cho học sinh khi nào có? Tuyển sinh các lớp đầu cấp 2024-2025 trước 31/07/2024?

Lịch đi học lại sau hè 2024 2025 mới nhất cho học sinh khi nào có? Tuyển sinh các lớp đầu cấp 2024-2025 trước 31/07/2024?

Tuyển sinh các lớp đầu cấp 2024-2025 trước 31/07/2024?

Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định về khung thời gian của năm học 2023-2024, trong đó có nội dung như sau:

Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.
5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.
6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, đối với năm học 2024-2025 thì Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?

Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh như sau:

(1) Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực ngôn ngữ của học sinh bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.

- Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Ngữ văn, chương trình môn Ngoại ngữ và được thực hiện trong toàn bộ các môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ là chủ đạo.

(2) Năng lực tính toán

Năng lực tính toán của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Nhận thức kiến thức toán học;

- Tư duy toán học;

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Năng lực tính toán được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục. Biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán là năng lực toán học, được hình thành và phát triển chủ yếu ở môn Toán. Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Toán.

(3) Năng lực khoa học

Năng lực khoa học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Nhận thức khoa học;

- Tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội;

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó các môn học chủ đạo là: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông). Chương trình mỗi môn học, hoạt động giáo dục giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực khoa học với mức độ chuyên sâu được nâng cao dần qua các cấp học (năng lực khoa học; năng lực khoa học tự nhiên, năng lực khoa học xã hội; năng lực vật lí, năng lực hóa học, năng lực sinh học; năng lực lịch sử và địa lí, năng lực lịch sử, năng lực địa lí).

Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông).

(4) Năng lực công nghệ

Năng lực công nghệ của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Nhận thức công nghệ;

- Giao tiếp công nghệ;

- Sử dụng công nghệ;

- Đánh giá công nghệ;

- Thiết kế kĩ thuật.

Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Công nghệ và được thực hiện ở chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Công nghệ là chủ đạo.

(5) Năng lực tin học

Năng lực tin học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

- Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;

- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;

- Hợp tác trong môi trường số.

Yêu cầu cần đạt về năng lực tin học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Tin học và được thực hiện trong toàn bộ các chương trình môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Tin học là chủ đạo.

(6) Năng lực thẩm mĩ

Năng lực thẩm mĩ của học sinh bao gồm năng lực âm nhạc, năng lực mĩ thuật, năng lực văn học; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ;

- Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mĩ;

- Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ.

Yêu cầu cần đạt về năng lực thẩm mĩ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngữ văn và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó ba môn học đã nêu là chủ đạo.

(7) Năng lực thể chất

Năng lực thể chất của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:

- Chăm sóc sức khỏe;

- Vận động cơ bản;

- Hoạt động thể dục thể thao.

Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Giáo dục thể chất và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Giáo dục thể chất là chủ đạo.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
44,502 lượt xem
Lịch đi học lại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lịch đi học lại 2024 cấp 2 vào ngày nào? Lịch khai giảng 2024 cấp 2 vào ngày bao nhiêu?
Pháp luật
Khung thời gian năm học 2024 2025 tại TP. Hồ Chí Minh chính thức? Ngày đi học lại chính thức của học sinh TP.HCM?
Pháp luật
Lịch đi học lại sau hè 2024 2025 mới nhất cho học sinh khi nào có? Tuyển sinh các lớp đầu cấp 2024-2025 trước 31/07/2024?
Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày nữa học sinh đi học lại sau nghỉ hè 2024? Còn bao nhiêu ngày nữa học sinh đi học lại 2024 2025?
Pháp luật
Lịch đi học lại 2024 2025 cấp 3? Chi tiết lịch đi học lại 2024 2025 học sinh cấp 3? Khi nào đi học lại cấp 3?
Pháp luật
Đã có lịch đi học trở lại của 63 tỉnh thành mới nhất cho học sinh các cấp hay chưa? Học sinh các cấp phải đảm bảo hành vi ứng xử của mình như thế nào?
Pháp luật
Quy định về đồng phục phục đối với học sinh các cấp đầu năm học mới? Nhà trường có thể tự quyết định về mẫu đồng phục dành cho học sinh không?
Pháp luật
Lịch tựu trường của học sinh các cấp tại 63 tỉnh thành khi nào có? Tiêu chuẩn đồng phục đối với học sinh các cấp khi bắt đầu năm học mới?
Pháp luật
Lịch đi học lại 2024 2025 của 63 tỉnh thành là tháng mấy? Học sinh đi học lại 2024 2025 vào tháng mấy?
Pháp luật
Khung thời gian năm học 2023-2024 của thành phố Hà Nội? Năm học 2023 - 2024 của TP Hà Nội có bao nhiêu tuần thực học?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lịch đi học lại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lịch đi học lại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào