Lịch ăn chay 10 ngày trong tháng? Ý nghĩa ăn chay 10 ngày trong tháng là gì? NLĐ được nghỉ mấy ngày lễ, tết trong năm?
Lịch ăn chay 10 ngày trong tháng? Ý nghĩa ăn chay 10 ngày trong tháng là gì?
Theo quan niệm Phật giáo, ăn chay là việc ăn uống theo một chế độ không sử dụng các sản phẩm từ động vật (thịt, cá, trứng...) để nuôi dưỡng lòng từ bi và giảm sát sanh. Ăn chay giúp người thực hành kiểm soát bản thân, rèn luyện sự nhẫn nại, đồng thời hạn chế các nghiệp xấu liên quan đến sát sinh và lòng tham.
Những người theo đạo sẽ ăn chay theo 2 kiểu:
- 1 là ăn chay trường - ăn chay trong một thời gian dài có thể ăn đến suốt cuộc đời.
- 2 là ăn chay kỳ - ăn định kì vào một số ngày trong tháng
Trong đạo Phật có lịch 10 ngày ăn chay bao gồm: ngày 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (Âm lịch) trong tháng. Tuy nhiên tùy theo điều kiện và sức khỏe thì có những người sẽ ăn chay 2 ngày, 4 ngày hoặc 6 ngày trong tháng.
Việc thực hiện ăn chay 10 ngày trong tháng đều có ý nghĩa riêng.
Dưới đây là Lịch ăn chay 10 ngày trong tháng và ý nghĩa của việc ăn chay 10 ngày trong tháng:
- Ngày mùng 1 âm lịch: ngày đạt Đạo của Định Quan Phật. - Ngày mùng 8 âm lịch: ngày đạt Đạo của Dược Sư Như Lai. - Ngày 14 âm lịch: ngày đạt Đạo của Phổ Hiền Bồ Tát. - Ngày 15 âm lịch: ngày đạt Đạo của A Di Đà Như Lai. - Ngày 18 âm lịch: Ngày đạt Đạo của Quan Bồ Tát. - Ngày 23 âm lịch: ngày đạt Đạo của Thế Chí Bồ Tát. - Ngày 24 âm lịch: ngày đạt Đạo của Địa Tạng Vương Bồ Tát. - Ngày 28 âm lịch: ngày đạt Đạo của Tỳ Lư Đà Na Phật. - Ngày 29 âm lịch: ngày đạt Đạo của Dược Dương Bồ Tát. - Ngày 30 âm lịch: ngày đạt Đạo của Thích Ca Như Lai. |
*Lưu ý: Thông tin lịch ăn chay 10 ngày trong tháng nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Lịch ăn chay 10 ngày trong tháng? Ý nghĩa ăn chay 10 ngày trong tháng là gì? NLĐ được nghỉ mấy ngày lễ, tết trong năm? (Hình từ internet)
Người lao động được nghỉ mấy ngày lễ, tết trong năm?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, trong năm thì người lao động có 11 ngày nghỉ lễ, tết được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong 06 dịp lễ, tết sau đây:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài ra, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Trường hợp ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Đi làm vào ngày lễ, tết được trả lương như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trường hợp người lao động làm vào ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết.
Như vậy, đi làm dịp lễ, tết thì tiền lương được tính lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?