Lệnh bắt người của cơ quan điều tra trong mọi trường hợp đều phải có sự phê chuẩn của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp có đúng không?
- Trong tố tụng hình sự, bắt người được quy định thế nào? Có bao nhiêu trường hợp được quyền bắt người?
- Cơ quan điều tra gồm những ai? Cơ quan điều tra ra lệnh bắt người khi nào?
- Lệnh bắt người của cơ quan điều tra có cần sự phê chuẩn của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp trong mọi trường hợp không?
- Hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp gồm những gì?
Trong tố tụng hình sự, bắt người được quy định thế nào? Có bao nhiêu trường hợp được quyền bắt người?
Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:
Các biện pháp ngăn chặn
1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Theo đó, có thể hiểu: Bắt người là một biện pháp ngăn chặn được áp dụng trong tố tụng hình sự, áp dụng đối với:
- Tình trạng khẩn cấp;
- Bắt người đang bị truy nã;
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;
- Bắt người bị yêu cầu dẫn độ;
- Bắt người phạm tội quả tang chưa bị khởi tố trách nhiệm hình sự.
Lệnh bắt người của cơ quan điều tra trong mọi trường hợp đều phải có sự phê chuẩn của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp có đúng không?
Cơ quan điều tra gồm những ai? Cơ quan điều tra ra lệnh bắt người khi nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì cơ quan điều tra bao gồm:
Giải thích từ ngữ
...
2. Trong Bộ luật này, những từ ngữ dưới đây được gọi như sau:
a) Cơ quan điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Cơ quan điều tra cấp huyện.
b) Cơ quan điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Cơ quan điều tra cấp tỉnh.
c) Cơ quan điều tra quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu.
Căn cứ Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cơ quan điều tra có quyền ra lệnh bắt người trong các trường hợp:
- Trường hợp khẩn cấp;
Cụ thể tại điểm a khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
...
2. Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
Cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
Lệnh bắt người của cơ quan điều tra có cần sự phê chuẩn của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp trong mọi trường hợp không?
Theo khoản 4 Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015, lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp như sau:
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
...
4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Như vậy, trong mọi trường hợp cơ quan điều tra ra lệnh bắt giữ người cần có sự phê chuẩn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp gồm những gì?
Dựa trên quy định tại khoản 4 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để phê chuẩn.
Theo khoản 5 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, quy định về hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp như sau:
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
...
5. Hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp gồm:
a) Văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
b) Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ;
c) Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
d) Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
đ) Chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
Trong đó, Viện kiểm sát có trách nhiệm phải ra quyết định phê duyệt hoặc không phê duyệt lệnh bắt người trong vòng 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị phê chuẩn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?