Lắp đặt hệ thống kết cấu chống đỡ tạm trong xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới nhất như thế nào?
Quy định về thi công, lắp dựng kết cấu chống đỡ tạm trong xây dựng?
Theo tiểu mục 2.3 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về quy chuẩn thi công, lắp dựng kết cấu chống đỡ tạm như sau:
-Công việc ĐBAT trong thi công, lắp dựng KCCĐT phải được thực hiện theo các quy định có liên quan đến các loại công việc thi công nêu trong quy chuẩn này.
VÍ DỤ: KCCĐT sử dụng để chống đỡ phục vụ thi công dầm cầu có sử dụng móng cọc bê tông cốt thép, khung thép chế tạo tại xưởng, được lắp dựng tại công trường. Trong trường hợp này, tại công trường, việc ĐBAT phải được thực hiện theo các quy định của quy chuẩn này áp dụng cho các công việc: Hạ cọc (xem 2.12), đổ bê tông (xem 2.11), lắp dựng kết cấu thép (xem 2.10), sử dụng giàn giáo (xem 2.2), sử dụng các thiết bị nâng (xem 2.4) và các công việc ĐBAT khác có liên quan.
Lắp đặt hệ thống kết cấu chống đỡ tạm trong xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới nhất như thế nào?
Thử nghiệm và kiểm định an toàn trong kết cấu chống đỡ tạm như thế nào?
Theo tiểu mục 2.3 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về quy chuẩn thử nghiệm và kiểm định an toàn như sau:
-Trông các trường hợp sau đây, KCCĐT và cấu kiện, bộ phận của chúng phải được thực hiện thử nghiệm (khả năng chịu tải, biến dạng, chuyển dịch, ổn định) để đánh giá về khả năng đáp ứng các yêu cầu của thiết kế trước khi sử dụng:
+ Yêu cầu về công việc thử nghiệm quy định trong hồ sơ thiết kế;
+ Thiết kế có sử dụng vật liệu phi kim loại, phi tiêu chuẩn quy định tại 2.3.1.4;
+ Thiết kế có sử dụng thép, kim loại có độ dày nhỏ hơn 4 mm;
+ Sử dụng để treo, đỡ (dạng công xôn) các tải trọng;
+ Sử dụng để neo giữ (ví dụ: neo đất, thanh neo) chịu tải từ 50 kN trở lên;
+ Cột chống, thanh chống độc lập chịu tải từ 100 kN trở lên hoặc có độ mảnh lớn (gần với độ mảnh cho phép lớn nhất quy định trong tiêu chuẩn áp dụng để thiết kế chúng);
+ Giàn đỡ, dầm đỡ có nhịp từ 15 m trở lên; giàn hoặc dầm dạng công xôn có chiều dài từ 4,5 m trở lên;
+ Các KCCĐT là các hệ thống hoặc thiết bị cơ khí chuyên dụng được dùng để chống đỡ, treo hoặc neo giữ khác (không bao gồm các máy, thiết bị thi công nêu tại các mục khác của quy chuẩn này) theo quy định hoặc yêu cầu của cơ quan thẩm quyền.
-Các KCCĐT và (hoặc) cấu kiện, bộ phận của chúng thuộc danh mục các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ quy định tại điểm c của 2.1.1.5 phải thực hiện kiểm định an toàn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
-Nhà thầu có thể tự thực hiện việc thử nghiệm các loại KCCĐT nêu tại 2.3.5.1 nếu có kinh nghiệm thực hiện các công việc tương tự hoặc lựa chọn tổ chức kiểm định phù hợp để thực hiện. Việc thử nghiệm phải được chứng kiến bởi: Tổ chức hoặc cá nhân thiết kế KCCĐT, nhà thầu thi công lắp dựng KCCĐT, nhà thầu thi công kết cấu của công trình hoặc kết cấu được chống đỡ và người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).
-Đề cương thử nghiệm KCCĐT (nội dung, biện pháp, trình tự và các yêu cầu khác) phải được lập bởi tổ chức, cá nhân thiết kế KCCĐT hoặc tổ chức kiểm định KCCĐT (trong trường hợp này, đề cương thử nghiệm phải được tổ chức, cá nhân thiết kế KCCĐT chấp thuận).
-Kết quả thử nghiệm hoặc kiểm định an toàn KCCĐT là một thành phần của hồ sơ KCCĐT.
Trường hợp cần tháo dỡ kết cấu chống đỡ tạm thì phải thực hiện như thế nào?
Theo tiểu mục 2.3 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về quy chuẩn tháo dỡ kết cấu chống đỡ tạm như sau:
-Người sử dụng lao động phải bố trí kiểm tra, giám sát để đảm bảo các KCCĐT và bộ phận của chúng được tháo dỡ theo đúng trình tự và điều kiện được phép tháo dỡ đối với từng cấu kiện, bộ phận và toàn bộ KCCĐT (kể cả tháo dỡ một phần và chống đỡ lại) theo quy định của hồ sơ thiết kế.
-Sau khi KCCĐT được tháo dỡ một phần và chống đỡ lại để tiếp tục sử dụng, công việc lắp dựng, kiểm tra, giám sát, quan trắc, sử dụng và bảo trì phải thực hiện theo các quy định từ 2.3.1 đến 2.3.6.
-Đối với các đối tượng được chống đỡ là phần kết cấu hoặc bộ phận công trình hoặc công trình đang thi công, chỉ được phép tháo dỡ toàn bộ KCCĐT khi các đối tượng được chống đỡ đảm bảo đủ điều kiện chịu lực, phù hợp quy định của thiết kế và phải được chỉ huy trưởng công trường, giám sát trưởng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC) chấp thuận.
CHÚ THÍCH: Đối với các đối tượng được chống đỡ khác như hố đào, cẩu tháp, si lô phục vụ thi công, các máy, thiết bị và các đối tượng được chống đỡ khác, nhà thầu quyết định việc tháo dỡ một phần hoặc toàn bộ KCCĐT căn cứ theo nhu cầu sử dụng chúng và yêu cầu ĐBAT cho người trên công trường.
Trên đây là những quy định chuyên sâu về quy chuẩn trong thi công, lắp đặt hoặc tháo dỡ kết cấu chống đỡ tạm theo Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 20/6/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?