Lắp đặt bình chứa khí chữa cháy phải đáp ứng các yêu cầu nào theo TCVN 12314-2:2022? Áp suất làm việc lớn nhất của bình chứa khí chữa cháy là bao nhiêu?
Yêu cầu lắp đặt bình chứa khí chữa cháy theo TCVN như thế nào?
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy quy định về yêu cầu lắp đặt bình chứa khí chữa cháy như sau:
- Bình khí chỉ áp dụng đối với các khu vực thường không có người và phải đảm bảo các yêu cầu về sự phù hợp của chất khí chữa cháy với chất cháy.
- Bình khí được dùng để chữa cháy trong khu vực được bao che kín hoặc các thiết bị có sẵn cấu kiện bao che vây quanh đảm bảo thời gian duy trì nồng độ dập tắt theo quy định tại TCVN 7161-1.
- Bình khí chữa cháy tự động kích hoạt phải được lắp đặt phù hợp với các thông số kỹ thuật theo công bố của nhà sản xuất và được thử nghiệm theo quy định của tiêu chuẩn này. Bình khí có thể được lắp trong khu vực bảo vệ, Bình khí không yêu cầu phải có cơ cấu kích hoạt bằng tay.
- Bình khí phải được lắp đặt trong các giới hạn về thông số kỹ thuật theo công bố của nhà sản xuất:
+ Độ cao lắp đặt.
+ Diện tích bao phủ của đầu phun chữa cháy.
+ Khoảng cách giữa các bình khí trong hệ thống (nếu có).
- Đầu phun xả khí có thể gắn kèm trên cụm van hoặc lắp đặt cách bình khí trong giới hạn đã được kiểm định. Khoảng cách đầu phun xả khí đến trần khu vực bảo vệ không quá 300 mm.
- Chiều cao lắp đặt tối đa của bộ phận cảm biến nhiệt theo công bố của nhà sản xuất nhưng không cao quá 9 m, khoảng cách từ bộ phận cảm biến nhiệt đến trần của khu vực bảo vệ phải đảm bảo khoảng cách từ 0,08 m - 0,4 m. Khoảng cách tối đa giữa các bộ phận cảm biến nhiệt theo bảng sau:
- Khung treo, giá đỡ bình khí phải được làm bằng vật liệu không cháy, gắn cố định và có khả năng chịu được phản lực sinh ra khi bình xả khí (các loại quang treo, móc treo không có khả năng cố định bình khí thì không được chấp nhận). Áp suất làm việc lớn nhất của bình khí phải phù hợp với các loại khí chữa cháy được quy định trong các phần tương ứng của TCVN 7161.
Lắp đặt bình chứa khí chữa cháy phải đáp ứng các yêu cầu nào theo TCVN 12314-2:2022? Áp suất làm việc lớn nhất của bình chứa khí chữa cháy là bao nhiêu?
Áp suất làm việc lớn nhất của bình chứa khí chữa cháy là bao nhiêu?
Theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7161-1:2009 về áp suất làm việc lớn nhất như sau trong bình chứa khí chữa cháy như sau:
Áp suất làm việc lớn nhất (maximum working presure)
- Áp suất cân bằng trong bình ở nhiệt độ làm việc lớn nhất.
- CHÚ THÍCH 1: Đối với các khí hóa lỏng, áp suất làm việc lớn nhất là áp suất ở mật độ nạp lớn nhất và có thể bao gồm áp suất nén tạo áp.
- CHÚ THÍCH 2: Áp suất cân bằng đối với bình chứa khí vận chuyển trên đường có thể khác với áp suất cân bằng khi bảo quản trong tòa nhà.
Yêu cầu đối với đồng hồ áp suất của bình chứa khí chữa cháy như thế nào?
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy quy định về yêu cầu đối với đồng hồ áp suất của bình chứa khí chữa cháy như sau:
- Bình khí chữa cháy tự động kích hoạt phải được gắn đồng hồ chỉ thị áp suất để hiển thị áp suất khí nạp trong bình.
- Áp suất làm việc lớn nhất của đồng hồ phải trong dải từ 1,5 đến 2,5 lần áp suất danh nghĩa của bình khí.
Theo đó việc lặp đặt bình khí chữa cháy phải đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng được xác định trước khi lập dự án hay khi phê duyệt dự án đầu tư?
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải có phẩm chất chính trị và đạo đức như thế nào?
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản, nộp thuế online (nộp thuế điện tử) nhanh chóng, chính xác trên trang thuế điện tử của Tổng Cục thuế?