Làm thẻ Căn cước công dân như thế nào khi đã đăng ký thường trú ở chỗ mới nhưng chưa cắt hộ khẩu ở chỗ cũ?
Thế nào là nơi thường trú?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú
Đồng thời, tại khoản 10 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống. Trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.
Như vậy, người dân có thể sinh sống tại nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Theo thực tế hiện nay, đối với nơi thường trú thì người dân sẽ có thời gian sinh sống ổn định và lâu dài hơn.
Đồng thời, tại Điều 9 Luật Cư trú 2020 đã quy định về nghĩa vụ của công dân về cư trú:
- Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.
- Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Làm thẻ Căn cước công dân như thế nào khi đã đăng ký thường trú ở chỗ mới nhưng chưa cắt hộ khẩu ở chỗ cũ? (Hình internet)
Chuyển nơi đăng ký thường trú thì có phải làm lại thẻ CCCD không?
Tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:
- Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
+ Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014, cụ thể:
++ Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
++ Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi phải đổi thẻ căn cước công dân thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
+ Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
+ Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
+ Xác định lại giới tính, quê quán;
+ Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
+ Khi công dân có yêu cầu.
- Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
+ Bị mất thẻ Căn cước công dân;
+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, trong các trường hợp đổi, cấp lại CCCD, không có quy định khi công dân thay đổi nơi thường trú thì bắt buộc làm lại CCCD, trừ khi có sự yêu cầu từ công dân.
Làm thẻ Căn cước công dân như thế nào khi đã đăng ký thường trú ở chỗ mới nhưng chưa cắt hộ khẩu ở chỗ cũ?
Hiện nay, theo quy định pháp luật tại Điều 3 Luật Cư trú 2020 quy định:
Nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
2. Bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội; kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký cư trú phải đơn giản, thuận tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiền hà; việc quản lý cư trú phải bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả.
4. Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, mỗi công dân chỉ có duy nhất một nơi thường trú, việc chuyển nơi đăng ký thường trú ở chỗ mới nhưng chưa cắt đăng ký thường trú ở chỗ cũ là không đúng quy định của Luật Cư trú.
Hiện nay, việc quản lý cư trú được thực hiện hoàn toàn trên hệ thống công nghệ thông tin, theo đó, mỗi công dân chỉ có một thông tin duy nhất về nơi thường trú trên hệ thống phần mềm
Vì vậy, người dân cần liên hệ với cơ quan đăng ký cư trú nơi đang thường trú ở chỗ mới để được cập nhật thông tin chính xác về nơi thường trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Sau khi thông tin về cư trú đã được cập nhật trên hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú thì có thể đến cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh nơi có đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thời điểm hiện tại để được tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?