Lãi kép là gì? Quy định về lãi kép trong hoạt động cho vay được hướng dẫn thực hiện như thế nào?
Lãi kép là gì?
Lãi kép hay lãi suất kép (Compound interest) được hiểu là việc tái tích lũy số tiền lãi nhận được. Tức là, số tiền lãi sinh ra sau quá trình đầu tư sẽ được cộng dồn vào tiền vốn ban đầu để tiếp tục một chu kỳ sinh lãi tiếp theo. Chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại, kéo dài càng lâu tiền lãi càng cao. Như vậy, khái niệm lãi kép chỉ xuất hiện khi số tiền lãi sinh ra được cộng vào tiền vốn.
Nói một cách đơn giản lãi kép là lãi trên tiền gốc và lãi trên chính số tiền lãi.
Theo như các hoạt động ngân hàng, lãi kép thường xuất hiện ở hai hoạt động là cấp tín dụng (cho vay) và gửi tiết kiệm.
Lãi kép là gì?
Công thức tính lãi suất kép theo chu kỳ tháng, năm?
(1) Công thức lãi kép cơ bản
A = P x ( 1 + r)n |
Trong đó:
A: Future Value - giá trị trong tương lai: đây là số tiền nhận được trong tương lai (sau tất toán khoản gửi);
P: Present Value - giá trị trong hiện tại: đây là số tiền gốc chuẩn bị gửi vào tiết kiệm;
r: là hiểu lãi suất hàng năm;
n: đây là chu kỳ của lãi suất kép (số chu kỳ phụ thuộc vào nhu cầu và thời gian mong muốn kéo dài của ban).
Ví dụ: M có tiền vốn 1 tỷ đồng, gửi tiết kiệm với lãi suất 7%/ năm. Hỏi, sau 10 năm tổng số tiền nhận được là bao nhiêu ?
- Áp dụng công thức tĩnh lãi kép cơ bản, ta có công thức sau:
A = 1 tỷ x (1 + 7%)10 = 1,967,151,357 đồng.
(2) Công thức tính lãi suất kép theo tháng
A = P x ( 1 + r)n |
Trong đó:
A = FV (Future Value – giá trị trong tương lai) là số tiền bạn nhận được trong tương lai.
P = PV (Present Value – giá trị trong hiện tại) là số tiền gốc bạn đầu tư ban đầu.
r là lãi suất hằng năm (r/12 là lãi suất tháng)
n là số chu kỳ của lãi kép (n x 12 là số chu kỳ theo tháng)
Ví dụ: Tính lãi suất kép hàng tháng với 100 triệu VNĐ, lãi suất là 10%/ năm, sau 20 năm sẽ là bao nhiêu?
Ta có:
P = 100 triệu VNĐ.
r = 10%/năm = 0,1/12 tháng (Lãi suất hàng tháng = 0,00833333).
n = 20 năm x 12 tháng (20.12= 240)
A = 100 triệu x (1 + 0,00833333).240= 732,807,363 VNĐ
(3) Công thức tính lãi kép theo năm
A = P x (1+r/n)^nt |
Trong đó:
A là số tiền nhận được trong tương lai.
P là số tiền vốn ban đầu.
r là lãi suất hàng năm
n là số lần tiền lãi nhập gốc hằng năm.
t là số năm gửi tiền.
Ví dụ: A có vốn 10 triệu, gửi tiết kiệm 3 năm với mức lãi 10%/năm.
Nếu gửi lãi đơn, số tiền lãi sẽ được tính như sau:
Lãi suất năm nhất: 10% *10.000.000 = 1.000.000
Lãi suất năm hai: 10% *10.000.000 = 1.000.000
Lãi suất năm ba: 10% *10.000.000 = 1.000.000
Vậy cộng tổng lãi suất sau 3 năm, tiền lãi nhận được là 3.000.000đ.
Áp dụng công thức tính lãi kép, cùng số tiền đó, gửi ngân hàng với lãi kép. Số tiền lãi bạn nhận được sau 3 năm sẽ như sau:
Lãi suất năm thứ nhất: 10% *10.000.000 = 1.000.000
Lãi suất năm thứ hai: 10% * (10.000.000 + 1.000.000) = 1.100.000
Lãi suất năm thứ ba: 10% *(10.000.000 + 1.000.000 + 1.100.000) = 1.210.000
Như vậy, sau 3 năm gửi tiết kiệm, tiền lãi nhận được là 3.310.000đ cao hơn so với gửi lãi đơn.
Quy định về lãi kép trong hoạt động cho vay được hướng dẫn như thế nào?
Hiện nay, chưa có quy định nào liên quan đến lãi kép đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Theo cách hiểu về lãi kép là lãi trên tiền gốc và lãi trên chính số tiền lãi thì hiện nay có quy định về việc tính lãi trên số tiền gốc (nợ gốc) theo hướng dẫn tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
Cụ thể, tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN có quy định:
Lãi suất cho vay
...
4. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Đối với hoạt động cho vay không phải là hoạt động ngân hàng, cụ thể là hợp đồng vay theo Bộ luật dân sự 2015 được hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP như sau:
(1) Trường hợp áp dụng BLDS 1995 và 2005
Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay có nghĩa vụ trả lãi trên nợ gốc quá hạn nếu các bên có thỏa thuận.
Hợp đồng vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi, lãi suất được xác định bao gồm: Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả và Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả.
Không được tính lãi trên nợ lãi chưa trả.
(2) Trường hợp áp dụng BLDS 2015
Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì theo yêu cầu của bên cho vay, Tòa án xác định bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn.
Hợp đồng vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi, lãi suất được xác định như sau:
+ Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả
+ Trường hợp chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn thì còn phải trả lãi trên nợ lãi
Như vậy, đối với hoạt động cho vay theo quy định pháp luật hiện hành:
+ Cho vay trong hoạt động ngân hàng chỉ có quy định về trả lãi trên nợ gốc
+ Cho vay theo BLDS tùy trường hợp sẽ áp dụng trả lãi trên nợ gốc và trả lãi nợ lãi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?