Kỳ thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày nào?
Lịch thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào ngày mấy?
Cuối tháng 12 năm 2022, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt Đề án tổ chức thi Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (HSA) theo Quyết định 4668/QĐ-ĐHQGHN ngày 30/12/2022.
Theo đó, căn cứ thông báo mới nhất về việc tổ chức thi Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông năm 2023 của Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, thì thời gian và địa điểm thi được cụ thể như sau:
Chi tiết hướng dẫn đăng ký dự thi và nộp phí đăng ký dự thi xem tại http://khaothi.vnu.edu.vn/.
Xem Đề án tổ chức thi Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (HSA) theo Quyết định 4668/QĐ-ĐHQGHN năm 2022 tại đây.
Kỳ thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày nào? (Hình từ Internet)
Lịch thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh?
Đối với kì thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, hiện nay chưa có văn bản chính thức về lịch thi cũng như nội dung về việc hướng dẫn đăng ký.
Tuy nhiên, theo Dự kiến thì Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 theo 2 đợt:
- Đợt 1 vào ngày 26/3/2023, kết quả thi được công bố vào ngày 4/4 (đăng ký dự thi từ ngày 1 đến 26/2/2023)
ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ mở cổng đăng ký dự thi đợt 1 vào ngày 1.2.2023 tại địa chỉ: https://thinangluc.vnuhcm.edu.vn.
- Đợt 2 vào ngày 28/5/2023 (thí sinh sẽ đăng ký dự thi từ ngày 5 đến 28/4/2023)
Thông tin về địa điểm thi, ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh dự kiến kỳ thi sẽ tiếp tục được tổ chức tại 17 địa điểm thi tại các tỉnh, TP như năm 2022, gồm TP HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ.
Ngoài ra, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ mở rộng thêm các điểm thi tại Lâm Đồng và một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham gia.
Việc tổ chức thi năng lực để tuyển sinh của các trường đại học phải đảm bảo những điều kiện nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có quy định cơ sở đào tạo có thể lựa chọn các phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo.
Theo đó, trường hợp tổ chức kì thi năng lực riêng thì căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có quy định Cơ sở đào tạo tổ chức thi phải bảo đảm đủ năng lực về đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để tổ chức kỳ thi khách quan, nghiêm túc, chuyên nghiệp, an toàn, thuận tiện và hiệu quả; cụ thể như sau:
- Phải có bộ phận chuyên trách công tác khảo thí đủ năng lực quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình của công tác thi;
- Đội ngũ cán bộ tham gia công tác tổ chức thi phải đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn phù hợp để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong từng quy trình của công tác thi;
- Các quy trình và phân công trách nhiệm các bộ phận tham gia phải đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả, bảo đảm tính độc lập, khách quan giữa các khâu và các bộ phận; có biện pháp hiệu quả chống gian lận và lạm dụng;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm phải phù hợp với quy mô và hình thức tổ chức thi, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ hiệu quả cho thực hiện các quy trình trong công tác tổ chức thi, bao gồm cả yêu cầu về bảo mật, an toàn, an ninh, chống gian lận trong kỳ thi;
- Trường hợp tổ chức thi trực tuyến phải thực hiện đầy đủ biện pháp để bảo đảm kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với hình thức thi trực tiếp, đồng thời toàn bộ diễn biến của buổi thi được ghi hình, ghi âm và lưu trữ.
Ngoài ra, cơ sở đào tạo tổ chức thi phải xây dựng quy chế thi và đề án tổ chức thi (có thể tích hợp trong đề án tuyển sinh), công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời gửi về cơ quan quản lý trực tiếp và Bộ GDĐT để báo cáo ít nhất 30 ngày trước khi thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi.
Cơ sở đào tạo tổ chức thi chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi công tác trước, trong và sau kỳ thi, bao gồm cả trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về chất lượng đề thi, quy chế thi, đề án tổ chức thi và việc triển khai đề án tổ chức thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?