Kỳ khai thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như thế nào? Trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Gia đình tôi bán rượu tôi muốn hỏi kỳ khai thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như thế nào? Trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt? Câu hỏi của anh Trường ở Đồng Nai.

Kỳ khai thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1, khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế quy định thuế tiêu thụ đặc biệt khai theo tháng, trừ một số trường hợp khai theo từng lần phát sinh, cụ thể như sau:

-Thuế tiêu thụ đặc biệt của người nộp thuế có kinh doanh xuất khẩu chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất sau đó không xuất khẩu mà bán trong nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở kinh doanh mua xe ô tô, tàu bay, du thuyền sản xuất trong nước thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng sang đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không phải khai theo từng lần phát sinh thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Kỳ khai thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như thế nào? Trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Kỳ khai thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 195/2015/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành người nộp thuế TTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây:

Hoàn thuế
Người nộp thuế TTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây:
1. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:
a) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
b) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo qui định của Chính phủ.
c) Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu.
d) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
đ) Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế.
e) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB.
g) Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan hải quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp.
Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì cơ quan hải quan kiểm tra thủ tục và thực hiện việc không thu thuế TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài.
2. Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hoá thực tế xuất khẩu.
Việc hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chỉ thực hiện đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu và thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu được thực hiện theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế TTĐB nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế TTĐB nộp thừa.
4. Hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp:
a) Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
b) Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
c) Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế TTĐB đã nộp lớn hơn số tiền thuế TTĐB phải nộp theo quy định.

Như vậy các loại hàng hóa trên đây sẽ được hoàn thuế khi đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Hàng hóa nào phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014) quy định các loại hàng hóa sau đây thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:

- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

- Rượu;

- Bia;

- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

- Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích dân dụng;

- Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;

-Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

- Bài lá;

- Vàng mã, hàng mã không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học.

Các mặt hàng trên đây là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.

Thuế tiêu thụ đặc biệt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu theo Thông tư 200? Nguyên tắc kế toán thuế TTĐB?
Pháp luật
Kinh doanh vũ trường có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không? Giá tính thuế đối với hoạt động kinh doanh vũ trường như thế nào?
Pháp luật
Giảm thuế Tiêu thụ đặc biệt: Hướng dẫn giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do Bão số 3?
Pháp luật
10 loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không được giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% theo Nghị định 72?
Pháp luật
Tổng hợp Mẫu biểu hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất? Khi nào được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tổng hợp tình hình gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước là mẫu nào?
Pháp luật
Kế toán số thuế thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn, được giảm theo nguyên tắc nào? Chi tiết 04 trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?
Pháp luật
Xe cứu thương có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?
Pháp luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là ai? Điều kiện khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt?
Pháp luật
Rượu, bia có được giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định mới? Người nộp thuế giá trị gia tăng gồm những ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế tiêu thụ đặc biệt
6,123 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế tiêu thụ đặc biệt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế tiêu thụ đặc biệt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào