Kiểm tra trước hoàn thuế sau được áp dụng trong trường hợp nào? Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu phải được kiểm tra trước được quy định như thế nào?
- Kiểm tra trước hoàn thuế được áp dụng trong trường hợp nào?
- Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước được quy định cụ thể như thế nào?
- Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu phải được kiểm tra trước được quy định như thế nào?
- Địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế sau là ở đâu? Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế sau?
Kiểm tra trước hoàn thuế được áp dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 73 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về việc phân loại hồ sơ hoàn thuế bao gồm hai loại là hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước. Trong đó, kiểm tra trước hoàn thuế sau được áp dụng trong trường hợp sau:
Phân loại hồ sơ hoàn thuế
...
2. Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế bao gồm:
a) Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu;
b) Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế;
c) Hồ sơ của tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước;
d) Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế;
đ) Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng;
e) Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
g) Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế theo quy định của Chính phủ.
Kiểm tra trước hoàn thuế sau được áp dụng trong trường hợp nào? Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu phải được kiểm tra trước được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước được quy định cụ thể như thế nào?
Về việc hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế được quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 126/2020/NĐ-CP bao gồm:
+ Người nộp thuế trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định có hành vi vi phạm về hải quan đã bị xử lý quá 02 lần (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
+ Người nộp thuế trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
+ Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
+ Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài (hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan) không cùng một cửa khẩu; hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam không cùng một cửa khẩu.
Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu phải được kiểm tra trước được quy định như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 33 Thông tư 80/2021/TT-BTC có quy định:
Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế là hồ sơ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp hoàn theo quy định pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm:
+ Hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ dự án đầu tư;
+ Hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;
+ Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với chương trình, dự án ODA viện trợ không hoàn lại;
+ Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức nước ngoài.
- Hoàn thuế lần đầu theo quy định của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Hoàn thuế lần đầu đối với từng hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Lưu ý: Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu.
Địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế sau là ở đâu? Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế sau?
Về địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Quản lý thuế 2019:
Địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế
...
2. Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế được thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Về thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế sau, căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 75 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế
...
2. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
3. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu việc chậm ban hành quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn trả, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi với mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả. Nguồn tiền trả lãi được chi từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình bày suy nghĩ của mình về việc giữ gìn nét đẹp văn hóa ngày Tết cổ truyền của Việt Nam?
- Người học tại cơ sở giáo dục là gì? Người học tại cơ sở giáo dục có được học vượt lớp để học các chương trình giáo dục không?
- Noel ngày mấy dương lịch, âm lịch năm 2024? Noel 2024 vào ngày nào? Noel người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu quyết định kiểm tra tài chính công đoàn cơ sở mới nhất? Quyết định kiểm tra tài chính công đoàn do ai ban hành?
- Mẫu báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường cao đẳng sư phạm mới nhất?